Đề thi thử TN THPT môn Hóa – THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Đề thi thử TN THPT môn Hóa – THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5;  Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108;  I = 127; Ba = 137.

 

Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một và là chất khí ở điều kiện thường?

A. CH3NH2. B. (CH3)3                     C. CH3NHCH3.                             D. C3H7NH2.

Câu 2: Chất X có công thức phân tử C4H8O2, là este của axit propionic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. C2H5COOC2H5. B. CH3COOC2H5.           C. C2H5COOCH3.                         D. HCOOC3H7.

Câu 3: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu?

A.                          B. Axit axetic.                 C. Metyl amin.                                         D. Alanin.

Câu 4: Cá có mùi tanh do có chứa một số amin như trimetylamin,… Để khử mùi tanh của cá nên rửa cá với

A. muối ăn. B. giấm ăn.                      C. đường.                                      D. vôi tôi.

Câu 5: Amino axit nào sau đây trong phân tử có hai nhóm cacboxyl và một nhóm amino?

A. B. lysin.                           C. axit glutamic.                                  D. alanin.

Câu 6: Trong môi trường kiềm, tripeptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu

A. tím. B. đỏ.                               C. vàng.                                         D.

Câu 7: Hơp chất nào sau đây có phản ứng tráng gương?

A. Ancol etylic. B.                      C. Axit axetic.                                       D. Anđehit axetic.

Câu 8: Dung dịch nào sau đây có pH > 7?

A. B. Ba(OH)2.                    C. KNO3.                                       D. H2SO4.

Câu 9: Axit X có rất nhiều ứng dụng quan trọng. Phần lớn dùng để điều chế phân đạm NH4NO3, Ca(NO3)2,. Ngoài ra còn dùng để sản xuất thuốc nổ, thuốc nhuộm, dược phẩm,. Công thức của X là

A. H3PO4. B.                             C. HNO3.                                       D. H2SO4.

Câu 10: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?

A. HCOOCH3. B. C2H5                     C. CH3COOH.                               D. HCOOH.

Câu 11: Số nguyên tử hiđro trong một mắt xích của tinh bột là

A. B. 12.                               C. 22.                                             D. 20.

Câu 12: Cặp dung dịch nào sau đây phản ứng với nhau tạo thành chất khí?

A. HCl và Na2HPO4. B. Na2CO3 và H2SO4.

C. NaOH và CaCl2. D. Ba(OH)2 và HNO3.

Câu 13: Phân lân cung cấp cho cây trồng nguyên tố nào?

A. B. Kali.                            C. Nitơ.                                         D. Cacbon.

Câu 14: Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nhóm -OH?

A. Ancol metylic. B. Etylen glicol.              C.                                    D. Ancol etylic.

Câu 15: Khí X cháy trong oxi có thể tạo ngọn lửa có nhiệt độ lên tới 3000°C nên được ứng dụng trong hàn cắt kim loại. Khí X là

A. B. etilen.                         C. hiđro.                                        D. axetilen.

Câu 16: Dung dịch alanin (axit α-amino propionic) phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. NaNO3. B. KNO3.                         C.                                         D. HCl.

Câu 17: Chất nào sau đây có thành phần chính là trieste của glixerol với axit béo?

A. tơ tằm. B. mỡ bò.                        C. bột gạo.                                           D. sợi bông.

Câu 18: Khi để rượu etylic lâu ngày ngoài không khí sẽ có vị chua, chứng tỏ đã tạo ra axit nào sau đây?

A. Axit axetic. B. Axit oxalic.                C. Axit lactic.                                        D. Axit acrylic.

Câu 19: Trong y học, cacbohiđrat nào sau đây dùng để làm thuốc tăng lực?

A. Fructozơ. B. Xenlulozơ.                  C. Saccarozơ.                                D. Glucozơ.

Câu 20: Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được hai muối?

A. Benzyl acrylat. B. Etyl fomat.                 C. Phenyl axetat.                                       D. Vinyl propyonat.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.

B. Anilin phản ứng với dung dịch Br2 tạo thành kết tủa màu trắng.

C. Phân tử etylamin có 7 nguyên tử H.

D. Để rửa sạch ống nghiệm có dính amin, có thể dùng dung dịch HCl.

Câu 22: Có bao nhiêu hiđrocacbon mạch hở là chất khí ở điều kiện thường, phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3?

A. B. 6.                                 C. 5.                                               D. 4.

Câu 23: Cho 0,1 mol X (C2H8O3N2) tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng, thu được amin đơn chức làm xanh quì tím ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 21,8. B. 12,5.                            C.                                              D. 5,7.

Câu 24: Cho 11,1 gam este CH3COOCH3 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng chất rắn thu được là

A. 19,1 gam. B. 14,4 gam.                    C. 12,3 gam.                                          D. 14,3 gam.

Câu 25: Anđehit X (chỉ chứa một loại nhóm chức) có %C và %H (theo khối lượng) lần lượt là 55,81% và 6,97%. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong phản ứng tráng gương, một phân tử X chỉ cho 2 electron.

B. X còn có đồng phân là các axit cacboxylic.

C. X là anđehit hai chức.

D. X là anđehit no.

Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần V lít O2 (đktc), sản phẩm thu được dẫn qua bình H2SO4 đặc thấy bình tăng y gam. Biết rằng x – y = 1,8. Giá trị của V là

A. 4,48. B. 3,36.                            C. 5,60.                                          D. 6,72.

Câu 27: Cho dãy các dung dịch sau: glucozơ, saccarozơ, Ala-Gly, anbumin. Số dung dịch trong dãy hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường là

A. B. 2.                                 C. 4.                                               D. 1.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hợp chất Val-Ala-Gly-Lys có 4 nguyên tử nitơ.

B. Tất cả các loại protein đều tan trong nước tạo dung dịch keo.

C. Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai gốc α-amino axit.

D. Phân tử khối của axit glutamic là 146.

Câu 29: Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : mN = 128 : 49. Để tác dụng vừa đủ với 7,33 gam hỗn hợp X cần 70 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 7,33 gam hỗn hợp X cần 0,3275 mol O2. Sản phẩm cháy thu được gồm CO2, N2 và m gam H2O. Giá trị của m là

A. 21,564. B. 4,95.                            C. 10,782.                                      D. 9,9.

Câu 30: Hỗn hợp X gồm etyl axetat, metyl benzoat, phenyl axetat, điphenyl oxalat và glixerol triaxetat. Thủy phân hoàn toàn 17,712 gam X trong dung dịch KOH (dư, đun nóng), thấy có 0,2 mol KOH phản ứng, thu được m gam hỗn hợp muối và 5,232 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho toàn bộ Y tác dụng với Na dư, thu được 1,0752 lít H2 (đktc). Giá trị gần nhất của m là

A. B. 20.                               C. 19.                                             D. 24.

Câu 31: Hỗn hợp X gồm hai este có cùng công thức phân tử C8H8O2 và đều chứa vòng benzen. Để phản ứng hết với 0,25 mol X cần tối đa 0,35 mol NaOH trong dung dịch, thu được m gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của m là

Có thể bạn quan tâm  Đề thi thử TN THPT môn Hóa – THPT Ninh Giang - Hải Dương

A. 30,0. B. 17,0.                            C. 20,5.                                          D. 13,0.

Câu 32: Cho các phát biểu sau:

(a) Etylamoni nitrat vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl.

(b) Thủy phân chất béo trong dung dịch Ba(OH)2, thu được xà phòng và glixerol.

(c) Amilopectin trong tinh bột có mạch cacbon phân nhánh.

(d) Cho giấm ăn (hoặc chanh) vào sữa bò hoặc sữa đậu nành, thấy có kết tủa xuất hiện.

(e) Tiêu hủy túi nilon và đồ nhựa bằng cách đốt cháy sẽ gây ra sự ô nhiễm môi trường.

Số phát biểu đúng là

A. B. 3.                                 C. 5.                                               D. 2.

Câu 33: Hỗn hợp X gồm axit oxalic, axit ađipic, glucozơ, saccarozơ trong đó số mol axit ađipic bằng 3 lần số mol axit oxalic. Đốt m gam hỗn hợp X, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi trong đó có 16,56 gam H2O. Hấp thụ hỗn hợp Y vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được (m + 168,44) gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 28,56. B. 30,16.                          C. 29,68.                                        D. 31,20.

Câu 34: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của hồ tinh bột với iot theo các bước sau đây:

– Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng sẵn 1 – 2 ml dung dịch hồ tinh bột (hoặc nhỏ vài giọt dung dịch iot lên mặt cắt quả chuối xanh hoặc củ khoai lang tươi, sắn tươi).

– Bước 2: Đun nóng dung dịch một lát, sau đó để nguội.

Cho các nhận định sau:

(a) Ở bước 1, xảy ra phản ứng của iot với tinh bột, dung dịch trong ống nghiệm chuyển sang màu xanh tím.

(b) Nếu nhỏ vài giọt dung dịch ion lên mặt cắt của quả chuổi chín thì màu xanh tím cũng xuất hiện.

(c) Ở bước 2, màu của dung dịch có sự biến đổi: xanh tím → không màu → xanh tím.

(d) Do cấu tạo ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp phụ iot cho màu xanh tím.

(e) Ở thí nghiệm trên, nếu thay hồ tinh bột bằng glucozơ thì sẽ thu được kết quả tương tự.

Số nhận định đúng là

A. B. 2.                                 C. 5.                                               D. 4.

Câu 35: Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit béo tự do với 300 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ), thu được glixerol và hỗn hợp Y chứa các muối có công thức chung C17HyCOOK. Đốt cháy 0,14 mol E, thu được 3,69 mol CO2. Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với 0,25 mol Br2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 86,71. B. 86,61.                          C. 86,41.                                        D. 86,91.

Câu 36: Cho 14,19 gam hỗn hợp gồm 3 amino axit (phân tử chỉ chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino) vào dung dịch chứa 0,05 mol axit oxalic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 300 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được 26,19 gam chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 35,39. B. 19,665.                        C. 39,04.                                        D. 37,215.

Câu 37: Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z gồm X và Y cần vừa đủ 1,035 mol O2, thu được 16,38 gam H2O, 18,144 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử lớn hơn trong X là

A. 58,3%. B. 23,32%.                      C. 34,98%.                                                 D. 46,64%.

Câu 38: Hỗn hợp hơi X chứa butan, butylamin, isopropyl axetat. Đốt cháy hoàn toàn m gam (tương ứng với 0,15 mol) gồm valin và X cần dùng 0,9975 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Mặt khác, m gam hỗn hợp valin và X phản ứng vừa hết với 60 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là

A. 12,75. B. 12,25.                          C. 12,99.                                        D. 12,69.

Câu 39: Cho sơ đồ sau (các chất phản ứng theo đúng tỉ lệ mol):

(1) X + NaOH (t°) → X1 + X2

(2) X1 + NaOH (CaO, t°) → X3 + Na2CO3

(3) X2 (H2SO4 đặc, 170°C) → X4 + H2O

(4) X2 + O2 (men giấm) → X5 + H2O

(5) 2X3 (1500°C, làm lạnh nhanh) → X6 + 3H2

(6) X6 + H2O (HgSO4, 80°C) → X7

(7) X7 + H2 (Ni, t°) → X2

Trong số các phát biểu sau:

(a) X5 hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.

(b) Tổng số liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử X2 là 8.

(c) X4 làm mất màu dung dịch KMnO4.

(d) X6 có phản ứng với AgNO3/NH3 dư, tạo thành kết tủa màu trắng bạc.

(e) Đốt cháy 1,5 mol X7 cần 3,75 mol O2 (hiệu suất phản ứng 100%).

Số phát biểu đúng là

A. B. 5.                                 C. 4.                                               D. 3.

Câu 40: X là este hai chức, Y là este đơn chức (đều mạch hở). Đốt x mol X hoặc y mol Y đều thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là 0,08 mol. Cho 14,88 gam hỗn hợp E gồm X (x mol); Y (y mol) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được hỗn hợp T chứa hai muối của hai axit no và hỗn hợp Z chứa hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon liên tiếp nhau. Cho Z tác dụng hết với Na dư, thu được 0,08 mol H2. Mặt khác, 14,88 gam E làm mất màu vừa hết 0,12 mol Br2. Biết E không tham gia phản ứng tráng bạc. Phần trăm khối lượng muối có phân tử khối lớn hơn có giá trị gần nhất là

A. 48,5%. B. 47,5%.                        C. 41,5%.                                                 D. 57,5%.

 

ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

 

1A 2C 3C 4B 5C 6A 7D 8B 9C 10A
11A 12B 13A 14D 15D 16D 17B 18A 19D 20C
21A 22C 23B 24D 25A 26B 27A 28C 29B 30A
31A 32B 33A 34A 35C 36D 37D 38D 39D 40B

 

Câu 18:

Khi để rượu etylic lâu ngày ngoài không khí sẽ có vị chua, chứng tỏ đã tạo ra axit axetic:

C2H5OH + O2 —> CH3COOH + H2O

 

Câu 20:

Phenyl axetat tác dụng với dung dịch NaOH thu được hai muối:

CH3COOC6H5 + 2NaOH —> CH3COONa + C6H5ONa + H2O

 

Câu 21:

Sai, chỉ một số amin nhỏ tan nhiều trong nước, độ tan giảm dần khi phân tử khối tăng.

Đúng, anilin chứa -NH2 làm vòng benzen rất dễ thế: thế đồng thời 3Br tạo sản phẩm là kết tủa màu trắng.

Có thể bạn quan tâm  Đề thi thử TN THPT môn Hóa – THPT Yên Định 2 – Thanh Hóa – 026

Đúng, etylamin là C2H5NH2 có 7H.

Đúng, các amin đều tương tác với HCl tạo muối tan, dễ bị rửa trôi.

 

Câu 22:

Hiđrocacbon dạng khí —> Không quá 4C

Hiđrocacbon phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3 —> Có CH≡C-

Các chất thỏa mãn:

CH≡CH

CH≡C-CH3

CH≡C-CH2-CH3

CH≡C-CH=CH2

CH≡C-C≡CH

 

Câu 23:

C2H8O3N2 là C2H5NH3NO3 hoặc (CH3)2NH2NO3

—> Y chứa NaNO3 (0,1) và NaOH dư (0,1)

—> m rắn = 12,5 gam

 

Câu 24:

CH3COOCH3 + NaOH —> CH3COONa + CH3OH

nCH3COOCH3 = 0,15; nNaOH = 0,2 —> Chất rắn gồm CH3COONa (0,15) và NaOH dư (0,05)

—> m rắn = 14,3 gam

 

Câu 25:

%O = 100% – %C – %H = 37,22%

C : H : O = 55,81/12 : 6,97/1 : 37,22/16

= 4,651 : 6,97 : 2,326 = 2 : 3 : 1

X là C2xH3xOx

—> k = (2.2x + 2 – 3x)/2 ≥ x —> x ≤ 2

Số H phải chẵn nên x = 2 là nghiệm duy nhất.

X là C4H6O2 hay C2H4(CHO)2

Sai, khi tráng gương, một phân tử X cho 4 electron (1X tạo 4Ag).

Đúng, ví dụ CH2=CH-CH2-COOH; CH3-CH=CH-COOH…

C, D. Đúng, cấu tạo của X:

OHC-CH2-CH2-CHO hoặc OHC-CH(CH3)-CHO

 

Câu 26:

Quy đổi hỗn hợp thành C (a mol), H2O (b mol)

—> 12a + 18b – 18b = 1,8 —> a = 0,15

—> nO2 = 0,15 —> V = 3,36 lít

 

Câu 27:

Các dung dịch trong dãy hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường là: glucozơ, saccarozơ, anbumin, trong đó glucozơ, saccarozơ hòa tan Cu(OH)2 do phân tử của chúng có nhiều OH liền kề (tính chất của poliancol); anbumin hòa tan Cu(OH)2 do có phản ứng màu biure.

 

Câu 28:

Sai, Val-Ala-Gly-Lys có 5 nguyên tử nitơ (Lys có 2N, mỗi mắt xích còn lại có 1N)

Sai, chỉ protein dạng hình cầu tan được.

Đúng

Sai, axit glutamic H2N-C3H5(COOH)2 có M = 147

 

Câu 29:

nO : nN = 128/16 : 49/14 = 16 : 7

nN = nHCl = 0,07 —> nO = 0,16

Đặt nCO2 = x và nH2O = y

Bảo toàn O —> 2x + y = 0,16 + 0,3275.2

mX = 12x + 2y + 0,16.16 + 0,07.14 = 7,33

—> x = 0,27; y = 0,275

—> m = 18y = 4,95 gam

 

Câu 30:

nH2 = 0,048 —> nKOH tạo ancol = nOH(Y) = 2nH2 = 0,096

—> nKOH phản ứng với COO-Phenol = 0,2 – 0,096 = 0,104

—> nH2O = 0,104/2 = 0,052

Bảo toàn khối lượng:

mX + mKOH phản ứng = m muối + mAncol + mH2O

—> m muối = 22,744

 

Câu 31:

nX < nNaOH < 2nX nên X gồm 1 este của ancol (a mol) và 1 este của phenol (b mol)

nX = a + b = 0,25

nNaOH = a + 2b = 0,35

—> a = 0,15; b = 0,1

Do sản phẩm chỉ có 2 muối nên X gồm HCOOCH2C6H5 (0,15) và HCOOC6H4CH3 (0,1)

Muối gồm HCOONa (0,25) và CH3C6H4ONa (0,1)

—> m muối = 30 gam

 

Câu 32:

(a) Sai, C2H5NH3NO3 không tác dụng với HCl, có phản ứng với NaOH:

C2H5NH3NO3 + NaOH —> C2H5NH2 + NaNO3 + H2O

(b) Sai, xà phòng là muối natri hoặc kali của axit béo. Thủy phân trong Ba(OH)2 tạo muối bari, không thuộc loại xà phòng.

(c) Đúng

(d) Đúng, sữa đậu nành hoặc sữa bò chưa protein hòa tan, bị đông tụ khi gặp axit (có trong chanh).

(e) Đúng, quá trình cháy sinh ra nhiều khí độc, mặt khác đốt cháy cũng để lại tro độc.

 

Câu 33:

nC6H10O4 : nC2H2O4 = 3 : 1 —> Gộp 2 chất này thành C20H32O16

—> X gồm C20H32O16; C6H12O6 và C12H22O11

—> X có dạng chung là Cx(H2O)y

nC = nCO2 = nBaCO3 = (m + 168,44)/197

mX = mC + mH2O

⇔ m = 12(m + 168,44)/197 + 16,56

⇔ m = 28,56

 

Câu 34:

(a) Đúng

(b) Sai, chuối chín hầu như không còn tinh bột nên không có hiện tượng gì

(c) Đúng

(d) Đúng

(e) Sai, glucozơ không có phản ứng màu với I2.

 

Câu 35:

Số C = nCO2/nE = 369/14

Đặt nX = x và n axit béo tổng = y

—> nC = 57x + 18y = 369(x + y)/14

nKOH = 3x + y = 0,3

—> x = 0,045; y = 0,165

Quy đổi E thành (C17H35COO)3C3H5 (0,045), C17H35COOH (0,165) và H2 (-0,25)

—> mE = 86,41 gam

 

Câu 36:

Gọi A là các amino axit. Bảo toàn khối lượng:

mA + m(COOH)2 + mNaOH = mY + mH2O

—> nH2O = 0,25

Dễ thấy nH2O < nNaOH nên NaOH vẫn còn dư.

—> nH2O = nA + 2n(COOH)2

—> nA = 0,15

Y + HCl —> m muối = mA + 0,15.36,5 + 0,3.58,5 = 37,215

 

Câu 37:

Amin = CH3NH2 + ?CH2 (1)

Lys = C2H5NO2 + 4CH2 + NH (2)

Quy đổi Z thành CH3NH2 (a), C2H5NO2 (b), CH2 (c) và NH (d)

nZ = a + b = 0,2

nO2 = 2,25a + 2,25b + 1,5c + 0,25d = 1,035

nH2O = 2,5a + 2,5b + c + 0,5d = 0,91

nCO2 + nN2 = (a + 2b + c) + (a + b + d)/2 = 0,81

—> a = 0,1; b = 0,1; c = 0,38; d = 0,06

—> mZ = 16,82

nCH2(1) = c – nCH2(2) = 0,14

nCH3NH2 = 0,1 —> Số CH2 trung bình = 1,4

—> X gồm C2H5NH2 (0,06) và C3H7NH2 (0,04)

—> %C3H7NH2 trong X = 46,64%

 

Câu 38:

C4H9NH2 = C4H10 + NH

CH3COOCH(CH3)2 = C4H10 + CO2

Val = C4H10 + CO2 + NH

nCO2 = nNaOH = 0,06

Quy đổi hỗn hợp thành C4H10 (0,15), NH (x) và CO2 (0,06)

nO2 = 0,15.6,5 + 0,25x = 0,9975 —> x = 0,09

—> m = 12,69 gam

 

Câu 39:

(4) —> X2 là C2H5OH; X5 là CH3COOH

(5) —> X3 là CH4; X6 là C2H2

(6) —> X7 là CH3CHO

(3) —> X4 là C2H4

(2) —> X1 là CH3COONa

(1) —> X là CH3COOC2H5

(a) Sai: CH3COOH + Cu(OH)2 —> (CH3COO)2Cu + H2O

Cu2+ có màu xanh, còn xanh làm (hay xanh đậm) là màu của phức đồng với poliancol hoặc NH3.

(b) Đúng, CH3CH2OH có 8 liên kết (5C-H, 1C-C, 1C-O, 1O-H)

(c) Đúng: C2H4 + KMnO4 + H2O —> C2H4(OH)2 + KOH + MnO2

(d) Sai, X6 + AgNO3 + NH3 —> C2Ag2 (↓ vàng) + NH4NO3

(e) Đúng: nO2 = 1,5.2,5 = 3,75

CH3CHO + 2,5O2 —> 2CO2 + 2H2O

 

Câu 40:

nH2 = 0,08 —> nNaOH = nZ = 0,16 —> nO(E) = 0,32

Đốt E —> nCO2 = u và nH2O = v

—> u – v = 0,08.2

mE = 12u + 2v + 0,32.16 = 14,88

—> u = 0,72 và v = 0,56

Quy đổi E thành HCOOH (a), (COOH)2 (b), CH3OH (0,16), H2O (-0,16), CH2 (c) và H2 (-0,12)

nNaOH = a + 2b = 0,16

nCO2 = a + 2b + 0,16 + c = 0,72

nH2O = a + b + 0,16.2 – 0,16 + c – 0,12 = 0,56

—> a = 0,08; b = 0,04; c = 0,4

—> nX = b = 0,04 và nY = a = 0,08

Đốt X hoặc Y đều có nCO2 – nH2O = 0,08 nên X có k = 3 và Y có k = 2

X dạng (CH3-OOC-COO-CH2-CH=CH2).rCH2

Y dạng (HCOO-CH2-CH=CH2).sCH2

nCO2 = 0,04(r + 6) + 0,08(s + 4) = 0,72

—> r + 2s = 4

Để 2 ancol có số C kế tiếp nhau và Y không tráng gương thì r = 2 và s = 1 là nghiệm duy nhất.

X là CH3-CH2-OOC-CH2-COO-CH2-CH=CH2).rCH2

Y là CH3-COO-CH2-CH=CH2

Muối gồm CH2(COONa)2 (0,04) và CH3COONa (0,08)

—> %CH2(COONa)2 = 47,44%

admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *