Đề HSG Hóa 9 Đề thi vào 10 Chuyên Đồng Tháp – Năm học 2020 – 2021

Đề HSG Hóa 9 Đề thi vào 10 Chuyên Đồng Tháp – Năm học 2020 – 2021

Câu 1. (2,0 điểm)

1. a) Viết các phương trình hóa học hoàn thành chuỗi biến hóa sau:

Fe3O4 $\xrightarrow{(1)}$ FeCl2 $\xrightarrow{(2)}$ MgCl2 $\xrightarrow{(3)}$Mg(OH)2 $\xrightarrow{(4)}$ MgO

b) Viết phương trình hóa học cho sơ đồ phản ứng sau:

A1 + NaOH $\xrightarrow{{}}$CaCO3 + A2 + H2O (1)

A3 + A4 $\xrightarrow{{}}$ BaSO4 + A5 + H2O + CO2 (2)

Biết A1, A2, A3, A4, A5 đều là các muối tan.

2. a) Cho sơ đồ các phản ứng sau:

X1 $\xrightarrow{(1)}$X2 $\xrightarrow{(2)}$X3 $\xrightarrow{(3)}$X4 $\xrightarrow{(4)}$X5 $\xrightarrow{(5)}$X6 $\xrightarrow{(6)}$X4

Biết rằng X1 đến X6 đều là các hợp chất hữu cơ, trong đó:

– X1 là tinh bột hoặc xenlulozơ.
– X5 là etyl axetat.

Xác định công thức hóa học các chất X2, X3, X4, X6.

b) Cho các hợp chất sau: nhôm cacbua, etilen, tinh bột và chất béo có công thức (C17H33COO)3C3H5. Các chất trên đều phản ứng với nước ở điều kiện thích hợp. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

Câu 2. (2,0 điểm)

1. Không dùng thêm hóa chất nào khác, hãy phân biệt các dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn riêng biệt: axit axetic, glucozơ, natri cacbonat, axit sunfuric, bari clorua. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

2. Cho các dung dịch muối vô cơ A, B, C, D chứa các gốc axit khác nhau. Biết A và D là muối của kim loại bari. B và C là muối của natri.

Có thể bạn quan tâm  Đề thi TS vào 10 Chuyên Hóa – Đồng Tháp – Năm học 2022 – 2023

Tiến hành các thí nghiệm sau:

– A tác dụng với B tạo kết tủa trắng (không tan trong nước và axit mạnh), khí không màu, không mùi và nặng hơn không khí.
– B tác dụng với C thu được dung dịch đồng nhất và khí không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí.
– A tác dụng với C tạo kết tủa trắng tan được trong axit.
– D tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được kết tủa trắng.

Xác định công thức hóa học của các dung dịch muối trên.

Câu 3. (2,0 điểm)

1. a) Khi đun sôi nước giếng (nước cứng) ở một số vùng, lâu ngày có lớp cặn dưới đáy dụng cụ đun. Giải thích và nêu phương pháp làm sạch.

b) Để đo độ ô nhiễm không khí từ các khu công nghiệp thải ra môi trường, tiến hành lấy mẩu khí thải đem phân tích, có chứa các khí độc sau: CO2, SO2, H2S. Nêu cách để loại bỏ các khí trên và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có).

2. a) Cho hình ảnh về các loại thực vật sau:

Xác định hợp chất hữu cơ chính trong các loại thực vật trên.

b) Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X (có xúc tác thích hợp):

Biết Y là một trong các khí sau: CH4, NH3, HCl, C2H4. X là chất hữu cơ chính để điều chế khí Y. Xác định X, Y và viết phương trình hóa học xảy ra.

Câu 4. (2,0 điểm)

1. Hỗn hợp X gồm Al, Ba và Na (trong đó, số mol Al ban đầu gấp 2 lần tổng số mol của hai kim loại Na và Ba). Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,584 lít khí H2. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH, thu được 4,928 lít khí H2. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

Có thể bạn quan tâm  File word Đề thi vào 10 Chuyên Hóa Quảng Bình – Năm học 2023 – 2024

a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.

b) Tính m.

2. Dẫn từ từ CO2 vào 100 ml dung dịch Y gồm NaOH x mol/lít, Ca(OH)2 y mol/lít. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn theo đồ thị sau:

a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.

b) Tính giá trị của x, y.

Câu 5. (2,0 điểm)

1. Sản xuất xà phòng từ một loại chất béo có công thức (C15H31COO)3C3H5 với dung dịch NaOH vừa đủ. Viết phương trình hóa học và tính khối lượng xà phòng tạo thành từ 150 kg chất béo (chứa 19,4% tạp chất trơ, không phản ứng). Biết sự hao hụt trong quá trình sản xuất là 20%.

2. Tiến hành các thí nghiệm sau:

– Thí nghiệm 1: Cho 7,36 gam rượu X có dạng CnH2n+1OH tác dụng với m gam Na, sau phản ứng được 1,344 lít khí H2.

– Thí nghiệm 2: Cho 7,36 gam rượu X tác dụng với 1,5m gam Na, sau phản ứng được 1,792 lít khí H2.

– Thí nghiệm 3: Đun nóng 10,8 gam axit axetic với 9,2 gam rượu X (xúc tác H2SO4 đặc), sau một thời gian thu được 11,88 gam este.

Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

a) Xác định công thức của rượu X.
b) Tính hiệu suất của phản ứng este hóa.

— HẾT—

admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *