Đề HSG Hóa 9 Đề thi vào 10 Chuyên Thái Nguyên – Năm học 2020 – 2021

Đề HSG Hóa 9 Đề thi vào 10 Chuyên Thái Nguyên – Năm học 2020 – 2021

Câu 1 (1,0 điểm): Hợp chất A có công thức phân tử là MX2. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong phân tử A là 106, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 34. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử M nhiều hơn tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử X là 34. Tổng số proton, nơtron của nguyên tử M nhiều hơn tổng số proton, nơtron của nguyên tử X là 23. Tìm công thức phân tử của hợp chất A.

Câu 2 (1,0 điểm): Có 4 hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H2, C2H4, C2H4O2, C2H6O được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Biết rằng: Chỉ có X tác dụng với kim loại natri giải phóng khí hiđro và X được tạo ra trực tiếp từ glucozơ bằng phản ứng lên men; Y, T đều có phản ứng với hiđro (xúc tác Ni, t0) cho cùng sản phẩm và từ Y điều chế trực tiếp được chất dẻo PE; Z tác dụng được với dung dịch NaOH trong điều kiện thích hợp. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên của X, Y, Z, T. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.

Câu 3 (1,0 điểm): Hỗn hợp rắn X gồm 3 oxit của 3 kim loại nhôm, bari, sắt. Hòa tan hỗn hợp X vào nước dư, thu được dung dịch A và phần không tan B. Tách phần không tan B, sục khí CO2 dư vào dung dịch A thu được kết tủa D. Cho khí CO dư qua B nung nóng thu được chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tan một phần, còn lại chất rắn F. Hòa tan hết F trong dung dịch H2SO4 loãng dư, dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO4. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Câu 4 (1,0 điểm): Viết PTHH của các phản ứng xảy ra theo sơ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng hóa học), ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):

A → B →D → E → F → G → B → M → B

Có thể bạn quan tâm  File word Đề thi vào 10 Chuyên Hóa Tỉnh Ninh Thuận – Năm học 2023 – 2024

Biết rằng: A, B, D, F, G, M là các chất hữu cơ; A là hợp chất có mùi đặc trưng, A được điều chế trực tiếp từ B và D; dung dịch rất loãng của D được dùng làm giấm ăn; E là một chất khí gây hiệu ứng nhà kính; F là thành phần chính của gạo; M là một chất khí làm quả xanh mau chín.

Câu 5 (1,0 điểm): Cho dung dịch hỗn hợp X gồm Al2(SO4)3 và Fe2(SO4)3. Chia 500 ml dung dịch X thành hai phần bằng nhau: phần thứ nhất hòa tan vừa đủ 2,56 gam bột Cu; phần thứ hai tác dụng với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 50,5 gam kết tủa. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra. Tính nồng độ mol của Al2(SO4)3 và Fe2(SO4)3 trong dung dịch X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Câu 6 (1,0 điểm): Hỗn hợp A gồm C3H4 và hai hiđrocacbon X, Y có công thức phân tử lần lượt là CnH2n, CmH2m. Phân tử khối của X và Y hơn kém nhau 14 đvC (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A thu được 5,824 lít (đktc) khí CO2 và 3,42 gam H2O. Mặt khác, m gam hỗn hợp A tác dụng tối đa với 320 ml dung dịch Br2 0,5M. Xác định công thức phân tử của X, Y (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hiđrocacbon (biết C3H4, X, Y đều mạch hở).

Câu 7 (1,0 điểm): Hỗn hợp A gồm các kim loại Al, Fe, Cu có khối lượng 79,7 gam. Chia hỗn hợp A làm 2 phần bằng nhau. Hoà tan hoàn toàn phần 1 trong V lít dung dịch HCl 1,5M (dư 20% so với lượng phản ứng) thu được 16,24 lít khí (đktc), dung dịch B và 19,2 gam chất rắn không tan. Hoà tan hoàn toàn phần 2 trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội, dư thu được khí X có mùi xốc và dung dịch D. Dẫn toàn bộ khí X vào 280 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch chứa m gam muối. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra. Tính V, m và thành phần % về khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Có thể bạn quan tâm  File word Đề thi vào 10 Chuyên Hóa Quảng Nam – Năm học 2023 – 2024

Câu 8 (1,0 điểm): Cho a gam hỗn hợp X gồm một axit no đơn chức A và một este B. B tạo ra bởi một axit no đơn chức A1 (A1 là đồng đẳng kế tiếp của A) và một rượu no đơn chức C. Cho a gam hỗn hợp X tác dụng với một lượng vừa đủ NaHCO3, thu được 3,84 gam muối. Nếu cho a gam hỗn hợp X tác dụng với một lượng vừa đủ NaOH đun nóng thu được 8,76 gam hỗn hợp 2 muối của 2 axit A, A1 và 2,76 gam rượu C, tỉ khối hơi của C so với hiđro là 23. Đốt cháy hoàn toàn 8,76 gam hỗn hợp 2 muối của A, A1 bằng một lượng oxi dư thì thu được Na2CO3, hơi nước và 4,256 lít CO2 (đktc). Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A, A1, B, C và tính a.

Câu 9 (1,0 điểm): Hòa tan hoàn toàn 15,75 gam hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Na2O vào nước dư được dung dịch Y. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Y thấy lượng kết tủa biến thiên theo đồ thị hình bên dưới. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra và tính phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 10 (1,0 điểm): Người ta sản xuất bia bằng cách lên men dung dịch mantozơ (C12H22O11, sản phẩm tạo thành là rượu etylic và khí CO2 với tỉ lệ mol 1:1). Cho lên men 25 lít dung dịch mantozơ có khối lượng riêng 1,052 g/ml, chứa 16,9% khối lượng mantozơ. Biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/ml; hiệu suất quá trình lên men là 80%. Viết PTHH của phản ứng xảy ra và tính khối lượng rượu etylic được tạo thành từ quá trình lên men 25 lít dung dịch mantozơ. Từ lượng rượu etylic thu được ở trên có thể pha chế được bao nhiêu lít bia có độ rượu là 6,50?

Các chữ viết tắt:                    PTHH: phương trình hóa học; đktc: điều kiện tiêu chuẩn.

…………………..Hết………………

Có thể bạn quan tâm: Đề thi vào 10 Chuyên Hóa Tỉnh Tuyên Quang– Năm học 2020 – 2021

admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *