Đề thi vào 10 Chuyên Hóa An Giang – Năm học 2023 – 2024

Đề thi vào 10 Chuyên Hóa An Giang – Năm học 2023 – 2024

Câu I. (4,0 điểm)

  1. Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng theo sơ đồ sau đây (mỗi mũi tên là một phản ứng):

$Fe\underset{(2)}{\overset{(1)}{\longleftrightarrow}}Fe{{(N{{O}_{3}})}_{2}}\xrightarrow{(3)}Fe{{(OH)}_{2}}\xrightarrow{(4)}F{{e}_{2}}{{O}_{3}}\underset{(6)}{\overset{(5)}{\longleftrightarrow}}Fe{{(N{{O}_{3}})}_{3}}\xrightarrow{(7)}NaN{{O}_{3}}\xrightarrow{(8)}NaN{{O}_{2}}$

  1. Có 4 chất rắn gồm: Ca(OH)2, AlCl3, Al2(SO4)3, Al đựng trong 4 lọ không nhãn. Chỉ dùng thêm 1 hóa chất, hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết sự có mặt của từng chất rắn trên trong mỗi lọ và viết phương trình hóa học của các phản ứng.

Câu II. (1,0 điểm)

Hình bên cạnh mô tả thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí SO2.

  1. Viết công thức hóa học của các hợp chất trong dung dịch (A), dung dịch (B).
  2. Mô tả hiện tượng và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm.

Câu III. (2,0 điểm)

Cho 2,77 gam hỗn hợp (A) gồm Mg, Al2O3 và FeCl2 phản ứng với một lượng dư dung dịch HCl thì thoát ra 0,448 lít khí (điều kiện tiêu chuẩn). Đem cô cạn cẩn thận dung dịch thì thu được 5,84 gam muối khan.

  1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.
  2. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp (A).
  3. Cho toàn bộ 5,84 gam muối thu được ở trên vào cốc chứa dung dịch NaOH dư (thí nghiệm thực hiện trong điều kiện có không khí) thì thu được bao nhiêu gam chất rắn không tan?
Có thể bạn quan tâm  File word Đề thi vào 10 Chuyên Hóa Tỉnh Thái Nguyên – Năm học 2023 – 2024

Câu IV. (2,0 điểm)

Cho 31,74 gam hỗn hợp gồm Zn và Fe3O4 phản ứng với 365 gam dung dịch HCl 20% thì thu được 1,12 lít khí (điều kiện tiêu chuẩn) và dung dịch chứa 61,69 gam muối. Tính nồng độ phần trăm các chất tan trong dung dịch thu được.

Câu V. (1,0 điểm)

Cho một lượng vừa đủ CH3COONa vào một bình kín chứa 6,72 gam O2. Bật tia lửa điện để đốt cháy toàn bộ lượng hợp chất trên thì thu được Na2CO3 cùng hỗn hợp gồm khí và hơi. Bơm tiếp vào bình 50 gam nước, lắc đều bình để hòa tan các sản phẩm. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra trong thí nghiệm và tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được ở cuối thí nghiệm. (Cho rằng CO2 không tan trong nước).

(Sử dụng nguyên tử khối gần đúng của các nguyên tố cho sau đây: H=1; C=12; 0=16; Na-23; Mg-24; Al-27; CI-35,5; Fe-56; Zn-65)

————HẾT ————-

Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *