Đề thi thử TN THPT môn Hóa – THPT Hùng Vương – Bình Phước – 028

Đề thi thử TN THPT môn Hóa – THPT Hùng Vương – Bình Phước – 028

Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5;  Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108;  I = 127; Ba = 137.

 

Câu 1: Cho m gam bột Zn tác dụng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 dư, thu được 6,4 gam kim loại Cu. Giá trị của m là

  1. A. 6,50.                             B. 13,00.                          C. 3,25.                                          D. 9,75.

Câu 2: Chất nào sau đây là amin?

  1. A. CH3 B. CH3NH2.                     C. C2H5OH.                                   D. CH3COOCH3.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin (CH3NH2), sinh ra 2,24 lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của m là

  1. A. 5,4 gam. B. 3,1 gam.                      C. 2,6 gam.                                          D. 6,2 gam.

Câu 4: Điều chế kim loại K bằng cách

  1. A. Điện phân dung dịch KCl có màng ngăn.
  2. B. Điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn.
  3. C. Dùng CO khử K+ trong K2O ở nhiệt độ cao.
  4. D. Điện phân KCl nóng chảy.

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol este X thu được 3,36 lít khí CO2 và 2,7 gam H2O. Công thức phân tử của X là

  1. A. C4H6O2. B. C2H4O2.                      C. C3H4O2.                                    D. C3H6O2.

Câu 6: Cho m gam glucozơ (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 1,62 gam Ag. Giá trị của m là

  1. A. 5,40. B. 1,35.                            C. 1,53.                                          D. 1,80.

Câu 7: Cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được CH3COONa và C2H5OH. Chất X là

  1. A. C2H5COOCH3. B. CH3                 C. C2H5COOH.                             D. CH3COOC2H5.

Câu 8: Polime thuộc loại tơ thiên nhiên là

  1. A. tơ nitron. B. tơ visco.                      C. tơ tằm.                                           D. tơ nilon-6,6.

Câu 9: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?

  1. A. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.
  2. B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.
  3. C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.
  4. D. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.

Câu 10: Để biến một số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình

  1. A. Làm lạnh. B. Xà phòng hóa.
  2. C. Hiđro hóa (có xúc tác Ni). D. Cô cạn ở nhiệt độ cao.

Câu 11: Cho các chất sau: lysin, metylamin, anilin, Ala-Ala. Có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch HCl?

  1. A. B. 3.                                 C. 4.                                               D. 1.

Câu 12: Số nguyên tử oxi trong phân tử fructozơ là

  1. A. B. 12.                               C. 6.                                               D. 22.

Câu 13: Khi chúng ta ăn các thực phẩm có chứa chất béo, tinh bột hoặc protein thì phản ứng hoá học xảy ra đầu tiên của các loại thực phẩm trên trong cơ thể là phản ứng

  1. A. Thuỷ phân. B. Oxi hoá.                      C. Khử.                                          D. Polime hoá.

Câu 14: Chất nào sau đây là amino axit?

  1. A. B. Glucozơ.                     C. Valin.                                        D. Metyl axetat.

Câu 15: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?

  1. A. B. Al.                               C. Fe.                                             D. K.

Câu 16: Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là

  1. A. Fructozơ. B. Glucozơ.                     C. Tinh bột.                                            D. Saccarozơ.

Câu 17: Polime nào sau đây có chứa nguyên tố oxi?

  1. A. Polibuta-1,3-dien. B. Nilon – 6.                    C. Poli(vinyl clorua).                                     D.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. A. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
  2. B. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.
  3. C. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
  4. D. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.

Câu 19: Nhận xét nào sau đây không đúng?

  1. A. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.
  2. B. PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
  3. C. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.
  4. D. Poli(metyl metacrylat) được dùng làm thủy tinh hữu cơ.

Câu 20: Số liên kết peptit trong phân tử peptit Gly-Ala-Gly là

  1. A. B. 4.                                 C. 1.                                               D. 3.

Câu 21: Số nguyên tử hiđro trong phân tử metyl fomat là

  1. A. B. 8.                                 C. 2.                                               D. 6.

Câu 22: Chất nào sau đây là polisaccarit?

  1. A. Saccarozơ. B. Glucozơ.                     C. Xenlulozơ.                                D. Fructozơ.

Câu 23: Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit X. Hiđro hóa X, thu được chất hữu cơ Y. Hai chất X, Y lần lượt là

  1. A. Fructozơ, sobitol. B. Glucozơ, sobitol.
  2. C. Saccarozơ, glucozơ. D. Glucozơ, axit gluconic.

Câu 24: Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?

  1. A. CuSO4. B. MgCl2.                        C. FeCl3.                                        D. AgNO3.

Câu 25: Đun a (gam) một triglixerit X với dung dịch KOH cho đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 1,38 gam glixerol và 14,37 gam hỗn hợp Y gồm muối của axit linoleic (C17H31COOH) và axit oleic (C17H33COOH). Giá trị của a là

  1. A. 16,35. B. 14,865.                        C. 13,38.                                        D. 13,23.

Câu 26: Trong phân tử chất nào sau đây có 1 nhóm amino (NH2) và 2 nhóm cacboxyl (COOH)?

  1. A. Axit fomic. B. Axit glutamic.            C.                                       D. Lysin.

Câu 27: Cho dãy các kim loại: Zn, Mg, Ba, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3

  1. A. B. 4.                                 C. 2.                                               D. 3.

Câu 28: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

  1. A. 2,24. B. 3,36.                            C. 4,48.                                          D. 6,72.

Câu 29: Cho hai chất hữu cơ no, mạch hở E, F (đều có công thức phân tử C4H6O4) tham gia phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sơ đồ dưới đây:

E + 2NaOH (t°) → Y + 2Z

F + 2NaOH (t°) → Y + T + X

Biết Y và T là các hợp chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon. Cho các phát biểu sau:

(1) Chất Z thuộc loại ancol no, hai chức, mạch hở.

(2) Chất Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

(3) Chất X có nhiệt độ sôi thấp hơn chất T.

(4) Có hai công thức cấu tạo thoả mãn tính chất của E.

(5) Đốt cháy Y chỉ thu được Na2CO3 và CO2.

Số phát biểu đúng là

  1. A. B. 3.                                 C. 4.                                               D. 2.

Câu 30: Cho các phát biểu sau:

(a) Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ), thu được khí O2 ở catot.

(b) Các kim loại kiềm đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 thấy khối lượng dung dịch tăng lên.

Có thể bạn quan tâm  Đề thi thử TN THPT môn Hóa – Chuyên KHTN - Hà Nội

(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg.

(e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2 thu được kết tủa chỉ chứa một chất.

Số phát biểu đúng là

  1. A. B. 3.                                 C. 5.                                               D. 4.

Câu 31: Cho các phát biểu sau:

(a) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.

(b) Thành phần chính của tóc, móng, sừng là protein.

(c) Khi tham gia phản ứng tráng bạc, glucozơ bị oxi hóa thành amoni gluconat.

(d) Muối mononatri của axit glutamic dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt).

(e) Trùng ngưng buta-1,3-đien thu được polime dùng để sản xuất chất dẻo.

Số phát biểu đúng là

  1. A. B. 4.                                 C. 3.                                               D. 2.

Câu 32: Hỗn hợp X gồm amino axit Y (có dạng H2NCnH2nCOOH) và 0,2 mol H2NC3H5(COOH)2. Cho X vào dung dịch chứa 0,4 mol HCl, thu được dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm 0,4 mol NaOH và 0,5 mol KOH, thu được dung dịch chứa 83,5 gam muối. Phân tử khối của Y là

  1. A. B. 75.                               C. 89.                                             D. 103.

Câu 33: Hòa tan hết 19,12 gam hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe(NO3)2 và Al vào dung dịch Y chứa KNO3 và 0,8 mol HCl, thu được dung dịch Z và 4,48 lít khí T gồm CO2, H2 và NO (có tỷ lệ mol tương ứng là 5 : 4 : 11). Dung dịch Z phản ứng được tối đa với 0,94 mol NaOH. Nếu cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam hỗn hợp kết tủa.

Cho các kết luận liên quan đến bài toán gồm:

(a) Khi Z tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí thoát ra.

(b) Số mol khí H2 trong T là 0,04 mol.

(c) Khối lượng Al trong X là 4,32 gam.

(d) Khối lượng hỗn hợp kết tủa là 114,08 gam.

Số kết luận đúng là

  1. A. B. 3.                                 C. 4.                                               D. 1.

Câu 34: Bốn kim loại Na, Al, Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T biết rằng:

– X, Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

– X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối.

– Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc, nóng nhưng không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

Các kim loại X, Y, Z, T lần lượt là

  1. A. Na, Fe, Al, Cu. B. Na, Al, Fe, Cu.           C. Al, Na, Fe, Cu.                                                  D. Al, Na, Cu, Fe.

Câu 35: Cho 7,12 gam alanin tác dụng với m gam dung dịch HCl 20%, thu được 10,77 gam chất tan. Giá trị của m là

  1. A. 10,04. B. 18,92.                          C. 18,25.                                        D. 14,60.

Câu 36: Phát biểu nào sau đây sai?

  1. A. Phân tử metyl metacrylat có một liên kết π trong phân tử.
  2. B. Metyl acrylat có khả năng tham gia phản ứng cộng Br2 trong dung dịch.
  3. C. Etyl fomat có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
  4. D. Etyl axetat có công thức phân tử là C4H8O2.

Câu 37: Cho hai axit cacboxylic X, Y đều đơn chức, mạch hở (trong phân tử X, Y chứa không quá hai liên kết pi và 46 < MX < MY); Z là trieste được tạo bởi X, Y và glixerol. Đốt cháy 13,36 gam hỗn hợp E gồm X, Y và Z cần dùng 0,52 mol O2. Cho 0,32 mol E tác dụng với dung dịch brom thì lượng brom phản ứng tối đa là 0,1 mol. Để tác dụng hết với 20,04 gam E cần vừa đủ với 300 ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng thu được hỗn hợp F gồm hai muối P và Q (MP < MQ) Phần trăm khối lượng của P trong hỗn hợp F gần nhất với giá trị nào sau đây?

  1. A. B. 72.                               C. 74.                                             D. 73.

Câu 38: Tiến hành hai thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho 1 ml dung dịch anilin vào ống nghiêm 1 rồi nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch.

Thí nghiệm 2: Cho 1 ml dung dịch anilin vào ống nghiệm 2 rồi thêm vài giọt nước brom.

Phát biểu nào sau đây sai?

  1. A. Ở thí nghiệm 2 xảy ra phản ứng thế brom vào nhân thơm của anilin.
  2. B. Ở thí nghiệm 2, nếu thay anilin bằng phenol thì hiện tượng xảy ra và tương tự.
  3. C. Ở thí nghiệm 1 quỳ tím sẽ chuyển màu xanh.
  4. D. Kết thúc thí nghiệm 2 trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng.

Câu 39: Đốt hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong O2, thu được m gam hỗn hợp Y gồm Fe, Cu, Fe3O4 và CuO. Cho Y vào dung dịch chứa 0,2 mol HCl, thu được dung dịch Z chỉ chứa muối, 0,05 mol H2 và 9,2 gam chất rắn T. Cho T tác dụng với dung dịch HCl có khí thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  1. A. 14,8. B. 15,6.                            C. 16,0.                                          D. 16,4.

Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp X (gồm etyl axetat, metyl acrylat và hai hiđrocacbon mạch hở) cần vừa đủ 0,79 mol O2, tạo ra CO2 và 10,44 gam H2O. Nếu cho 0,26 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là

  1. A. 0,19 mol. B. 0,21 mol.                    C. 0,16 mol.                                          D. 0,18 mol.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

 

1A 2B 3D 4D 5D 6B 7D 8C 9A 10C
11C 12C 13A 14C 15D 16B 17B 18A 19A 20A
21A 22C 23B 24B 25D 26B 27D 28A 29A 30B
31C 32A 33B 34C 35C 36A 37D 38C 39B 40D

 

Câu 1:

Zn + CuSO4 —> ZnSO4 + Cu

nZn = nCu = 0,1 —> mZn = 6,5 gam

 

Câu 3:

nN2 = 0,1, bảo toàn N —> nCH3NH2 = 2nN2 = 0,2

—> mCH3NH2 = 6,2 gam

 

Câu 5:

nCO2 = nH2O = 0,15 —> X là este no, đơn chức, mạch hở.

Số C = nCO2/nX = 3 —> X là C3H6O2

 

Câu 6:

nAg = 0,015 —> nC6H12O6 = nAg/2 = 0,0075

—> mC6H12O6 = 1,35 gam

 

Câu 7:

X là CH3COOC2H5:

CH3COOC2H5 + NaOH —> CH3COONa + C2H5OH

 

Câu 9:

Ăn mòn điện hóa xuất hiện khi có cặp điện cực, tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với môi trường điện li.

Có thể bạn quan tâm  Đề thi thử TN THPT môn Hóa – Bắc Ninh - Mã đề 018

—> Chọn A:

Zn + Cu2+ —> Cu + Zn2+

Cu sinh ra bám vào Zn tạo cặp điện cực Zn-Cu

 

Câu 11:

Cả 4 chất đều tác dụng với dung dịch HCl:

(NH2)2C5H9-COOH + 2HCl —> (NH3Cl)C5H9-COOH

CH3NH2 + HCl —> CH3NH3Cl

C6H5NH2 + HCl —> C6H5NH3Cl

Ala-Ala + H2O + 2HCl —> 2AlaHCl

 

Câu 18:

  1. Đúng, do C6H5NH2 + HCl —> C6H5NH3Cl tan tốt, dễ bị rửa trôi.
  2. Sai, các amin đều có tính bazơ nhưng một số amin có tính bazơ rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím ẩm (ví dụ như anilin).
  3. Sai, các amin đều độc.
  4. Sai, các amin nhỏ tan tốt, độ tan giảm dần khi phân tử khối tăng

 

Câu 19:

  1. Sai, tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ bán tổng hợp (nhân tạo), có nguồn gốc từ polime thiên nhiên là xenlulozơ.
  2. Đúng, PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=CHCl

C, D. Đúng

 

Câu 23:

(C6H10O5)n + nH2O —> nC6H12O6 (Glucozơ)

C6H12O6 + H2 —> C6H14O6 (Sorbitol)

 

Câu 24:

  1. Fe + CuSO4 —> FeSO4 + Cu
  2. Không phản ứng
  3. Fe + FeCl3 —> FeCl2
  4. Fe + AgNO3 —> Fe(NO3)2 + Ag

 

Câu 25:

nC3H5(OH)3 = 0,015 —> nKOH = 0,015.3 = 0,045

Bảo toàn khối lượng:

a + mKOH = mC3H5(OH)3 + m muối

—> a = 13,23

 

Câu 26:

Trong phân tử axit glutamic (NH2-C3H5(COOH)2) có 1 nhóm amino (NH2) và 2 nhóm cacboxyl (COOH).

Các chất còn lại: axit fomic (HCOOH); Alanin (CH3-CH(NH2)-COOH) và lysin ((NH2)2C5H9COOH)

 

Câu 27:

Có 3 kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3 là: Zn, Mg, Ba.

Zn + FeCl3 —> ZnCl2 + FeCl2

Mg + FeCl3 —> MgCl2 + FeCl2

(Khi Zn, Mg dư sẽ khử tiếp Fe2+ về Fe)

Ba + H2O —> Ba(OH)2 + H2

Ba(OH)2 + FeCl3 —> BaCl2 + Fe(OH)3

 

Câu 28:

Bảo toàn electron: nNO = nFe = 0,1 —> V = 2,24 lít

 

Câu 29:

Y và T cùng C nên F là HOOC-COO-C2H5

Y là (COONa)2; T là C2H5OH và X là H2O

E là (COOCH3)2 và Z là CH3OH

(1) Sai, Z no, đơn chức, mạch hở

(2) Sai, Y không tráng bạc

(3) Sai, X có nhiệt độ sôi cao hơn T (100°C và 78°C)

(4) Sai, có 1 cấu tạo duy nhất

(5) Đúng.

 

Câu 30:

(a) Sai, thu được O2 ở anot

(b) Đúng

(c) Đúng, vì 1 mol Zn tan vào dung dịch nặng hơn 1 mol Cu tách ra.

(d) Đúng

(e) Sai, thu được kết tủa gồm AgCl và Ag

 

Câu 31:

(a) Sai, đipeptit không phản ứng.

(b) Đúng

(c) Đúng: CH2OH-(CHOH)4-CHO + AgNO3 + NH3 + H2O -® CH2OH-(CHOH)4-COONH4 + Ag + NH4NO3.

(d) Đúng

(e) Sai, trùng hợp buta-1,3-dien thu được polime dùng làm cao su.

 

Câu 32:

nOH = 0,4 + 0,5 = nHCl + 2nGlu + nY

—> nY = 0,1

Muối gồm H2NCnH2nCOO (0,1), H2NC3H5(COO)2 (0,2), Cl (0,4), Na+ (0,4), K+ (0,5)

m muối = 0,1(14n + 60) + 0,2.145 + 0,4.35,5 + 0,4.23 + 0,5.39 = 83,5

—> n = 4 —> MY = 117

 

Câu 33:

T gồm CO2 (0,05), H2 (0,04) và NO (0,11)

nH+ = 2nCO2 + 2nH2 + 4nNO tổng + 10nNH4+

—> nNH4+ = 0,01

X gồm FeCO3 (0,05), Fe(NO3)2 (a), Al (b). Đặt nKNO3 = c

mX = 0,05.116 + 180a + 27b = 19,12 (1)

Bảo toàn N —> 2a + c = 0,11 + 0,01 (2)

Z + NaOH thu được dung dịch chứa Na+ (0,94), Cl (0,8), K+ (c) và AlO2 (b). Bảo toàn điện tích:

c + 0,94 = b + 0,8 (3)

(1)(2)(3) —> a = 0,05; b = 0,16; c = 0,02

Bảo toàn electron:

nFeCO3 + nFe(NO3)2 + 3nAl = 2nH2 + 3nNO tổng + 8nNH4+ + nAg

—> nAg = 0,03

nAgCl = nCl = 0,8 —> m↓ = 118,04 gam

(a) Đúng: NH4+ + OH -® NH3 + H2O

(b)(c) Đúng

(d) Sai, m↓ = 118,04 gam

 

Câu 34:

X và Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy —> X, Y là Na, Al

X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối —> X là Al —> Y là Na

Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội —> Z là Fe

—> Còn lại T là Cu

Các kim loại X, Y, Z, và T theo thứ tự là Al, Na, Fe, và Cu

 

Câu 35:

nAla = 0,08 —> nAlaHCl = 0,08 —> mAlaHCl = 10,04 < 10,77 nên có HCl dư

nHCl dư = (10,77 – 10,04)/36,5 = 0,02

—> nHCl ban đầu = 0,08 + 0,02 = 0,1

—> m = 0,1.36.5/20% = 18,25 gam

 

Câu 36:

  1. Sai, CH2=C(CH3)COOCH3 có 2 liên kết pi trong C=C và C=O
  2. Đúng, CH2=CHCOOCH3 + Br2 —> CH2Br-CHBrCOOCH3
  3. Đúng, HCOOC2H5 có thể viết dưới dạng C2H5-O-CHO nên có tráng bạc.
  4. Đúng, etyl axetat (CH3COOC2H5) có công thức phân tử là C4H8O2.

 

Câu 37:

Với 13,36 gam E: nKOH = 13,36.0,3/20,04 = 0,2

Z = C3H5(OH)3 + 3Axit – 3H2O nên quy đổi E thành:

CnH2n+2-2kO2: 0,2 mol (Tính từ nKOH = 0,2)

C3H5(OH)3: x mol

H2O: -3x mol

Độ không no trung bình = nBr2/nE = 0,1/0,32 = 0,3125

Do 46 < MX < MY nên E không chứa HCOOH, vậy các chức axit đều không phản ứng với Br2.

—> 0,2(k – 1) / (0,2 + x – 3x) = 0,3125

—> 2x + 0,64k = 0,84

nO2 = 0,2(1,5n – 0,5k – 0,5) + 3,5x = 0,52

mE = 0,2(14n + 34 – 2k) + 92x – 18.3x = 13,36

—> n = 2,25; x = 0,02; k = 1,25

—> X là CH3COOH.

X có C = 2, độ không no = 1 nên Y có C = m, độ không no = 2.

Từ k = 1,25 —> nX = 0,15 và nY = 0,05

—> nC = 0,15.2 + 0,05m = 0,2n

—> m = 3: CH2=CH-COOH

Muối gồm CH3COOK (0,15) và CH2=CH-COOK (0,05)

%CH3COONa = 72,77%

 

Câu 38:

  1. Đúng, Br thế các H ở vị trí o, p.
  2. Đúng, tạo C6H2Br3-OH (kết tủa trắng)
  3. Sai, anilin có tính bazơ rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím.
  4. Đúng, tạo C6H2Br3-NH2 (kết tủa trắng)

 

Câu 39:

T + HCl có khí thoát ra nên T chứa Fe và các chất khác. Do có Fe dư nên Z chỉ chứa FeCl2 (0,1 mol)

Bảo toàn H: nHCl = 2nH2 + 2nH2O

—> nO = nH2O = 0,05

—> mX = 0,1.56 + 9,2 + 0,05.16 = 15,6 gam

 

Câu 40:

Quy đổi X thành este no, đơn chức, mạch hở (e mol) và hiđrocacbon CnH2n+2-2k (0,26 – e)

Bảo toàn O —> 2e + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

—> nCO2 = e + 0,5

nCO2 – nH2O = (0,26 – e).(k – 1)

⇔ e + 0,5 – 0,58 = k(0,26 – e) – 0,26 + e

—> nBr2 = k(0,26 – e) = 0,18

 

 

admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *