Đề thi thử TN THPT môn Hóa – THPT Thanh Miện – Hải Dương – 029

Đề thi thử TN THPT môn Hóa – THPT Thanh Miện – Hải Dương – 029

Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5;  Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108;  I = 127; Ba = 137.

 

Câu 41: Muối sắt (II) clorua có công thức là:

A. FeCl2. B. FeCl3.                         C.                                            D. Fe3O4.

Câu 42: Trong các kim loại: Na, Fe, Al và Cr, kim loại mềm nhất là

A. B. Fe.                               C. Cr.                                             D. Na.

Câu 43: Trong các kim loại sau đây, kim loại nào có tính khử mạnh nhất?

A. B. K.                                C. Fe.                                             D. Zn.

Câu 44: Chất nào sau đây không oxi hóa được Fe thành hợp chất sắt (III)?

A. HCl đặc nóng. B. Cl2.                             C. AgNO3.                                     D. H2SO4 đặc nóng.

Câu 45: Chất nào sau đây là đisaccarit?

A. Xenlulozơ. B. Saccarozơ.                  C. Glucozơ.                                   D. Tinh bột.

Câu 46: Trong các cấu hình electron ở trạng thái cơ bản sau, cấu hình electron nào của nguyên tố kim loại?

A. 1s2 2s2 2p6 3s1. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2.

C. 1s2 2s2 2p6. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3.

Câu 47: Anilin (C6H5NH2) tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch?

A. B. Na2SO4.                      C. KOH.                                        D. H2SO4.

Câu 48: Kim loại Fe không tan trong dung dịch:

A. H2SO4 đặc, nguội. B. FeCl3.                         C. HCl đặc.                                           D. HNO3 loãng.

Câu 49: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là H2?

A. B. Cu.                              C. Al.                                             D. Ba.

Câu 50: Chất thuộc loại este là

A. HCOOC2H5.                 B. C2H5                     C. H2NCH2COOH.                        D. CH3COOH.

Câu 51: Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là

A. xenlulozơ. B. tinh bột.                      C. glucozơ.                                    D. saccarozơ.

Câu 52: Nhỏ lòng trắng trứng vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 tạo ra hợp chất phức có màu:

A.                            B. Tím.                            C. Đỏ.                                            D. Vàng.

Câu 53: Cho chất béo có công thức thu gọn sau: (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5. Tên gọi đúng của chất béo đó là:

A. B. Tripanmitin.               C. Triolein.                                    D. Trilinolein.

Câu 54: Este nào sau đây có mùi chuối chín?

A. Etyl propionat. B. Genaryl axetat.           C. Isoamyl axetat.                                       D. Benzyl axetat.

Câu 55: Este nào sau đây tác dụng với dung dịch KOH thu được metanol?

A. C2H5 B. HCOOC2H5.               C. HCOOCH3.                               D. CH3COOC2H5.

Câu 56: Ở nhiệt độ thường chất nào sau đây ở trạng thái rắn

A. CH3COOC2H5. B. (C17H31COO)3C3H5.

C. (C17H35COO)3C3H5. D. (C17H33COO)3C3H5.

Câu 57: Sợi bông là một loại xơ mềm, mịn, mọc trong quả bông, hoặc vỏ bọc, xung quanh hạt của cây bông thuộc giống Gossypium trong họ cẩm quỳ Malvaceae. Loại cây này là một loại cây bụi có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới, bao gồm Châu Mỹ, Châu Phi, Ai Cập và Ấn Độ. Sự đa dạng lớn nhất của các loài bông hoang dã được tìm thấy ở Mexico, tiếp theo là Úc và Châu Phi. Trong sợ bông chứa nhiều chất hữu cơ X. X là

A. Tinh bột. B. Saccarorơ.                  C. Xenlulozơ.                                D. Glucozơ.

Câu 58: Chất không bị thủy phân trong môi trường axit là

A. Saccarorơ. B. Xenlulozơ.                  C. Tinh bột.                                            D. Fructozơ.

Câu 59: Dầu mỡ (thực phẩm) để lâu bị ôi thiu là do

A. Chất béo bị vữa ra.

B. Bị vi khuẩn tấn công.

C. Chất béo bị thủy phân với nước trong không khí.

D. Chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí.

Câu 60: Trùng ngưng axit ađipic và hexametylen điamin tạo thành polime có tên gọi là:

A. Tơ nilon – 6. B. Tơ visco.                    C. Tơ capron.                                      D. Tơ nilon – 6,6.

Câu 61: Ứng dụng nào sau đây không phải của glucozơ?

A. Nhiên liệu cho động cơ đốt trong. B. Tráng gương, tráng ruột phích.

C. Sản xuất etanol. D. Thuốc tăng lực trong y tế.

Câu 62: Polisaccarit (C6H10O5)n có khối lượng phân tử là 486000 đvC có hệ số trùng hợp là

A. B. 4000.                           C. 3000.                                         D. 2000.

Câu 63: Đun nóng 13,6 gam phenyl axetat (CH3COOC6H5) bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được m gam muối. Giá trị của m bằng

A. 19,8. B. 8,2.                              C. 15,4.                                          D. 23,0.

Câu 64: Cho các loại tơ: tơ visco, tơ tằm, tơ olon, tơ nilon-6, tơ nilon-6,6. Số tơ có chứa nguyên tố nitơ là:

A. B. 4.                                 C. 3.                                               D. 2.

Câu 65: Cho m gam hỗn hợp bột gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng, thu được dung dịch Y và 1,1m gam chất rắn Z. Nhận định nào sau đây luôn đúng?

A. Fe đã tham gia phản ứng. B. Zn chưa phản ứng hết.

C. dung dịch Y vẫn còn màu xanh. D. dung dịch Y có màu vàng nâu.

Câu 66: Cho các polime sau đây: (1) tơ tằm, (2) sợi bông, (3) sợi đay, (4) tơ enang, (5) tơ visco, (6) nilon – 6,6, (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là:

A. (1), (2), (6). B. (2), (3), (6).                 C. (5), (6), (7).                                            D. (2), (3), (5), (7).

Câu 67: Công thức phân tử của etylamin là

A. CH5 B. C3H9N.                        C. C2H7N.                                      D. C4H11N.

Câu 68: Một nhà máy luyện kim sản xuất Zn từ 60 tấn quặng blend (chứa 80% ZnS về khối lượng, còn lại là tạp chất không chứa kẽm) với hiệu suất cả quá trình đạt 90% theo sơ đồ:

ZnS + O2 → ZnO + SO2

ZnO + C → Zn + CO

Toàn bộ lượng kẽm tạo ra được đúc thành k thanh kẽm hình hộp chữ nhật: chiều dài 120 cm, chiều rộng 25 cm và chiều cao 15 cm. Biết khối lượng riêng của kẽm là 7,14 g/cm3. Giá trị của k là

Có thể bạn quan tâm  Đề thi thử TN THPT môn Hóa – THPT Nghèn - Hà Tĩnh - 033

A. B. 125.                             C. 113.                                           D. 156.

Câu 69: Lên men 66 kg nước rỉ đường (chứa 25% Saccarozơ) thành etanol với hiệu suất 60%. Toàn bộ lượng etanol thu được pha thành V lít rượu 40° (khối lượng riêng của etanol là 0,8 g/ml). Biết quá trình lên men chỉ xảy ra phản ứng: C12H22O11 + H2O → 4C2H5OH + 4CO2. Giá trị của V là

A. 8,3. B. 13,3.                            C. 27,7.                                          D. 16,64.

Câu 70: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp etyl axetat và metyl acrylat trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm

A. 1 muối và 1 ancol. B. 2 muối và 1 ancol.      C. 1 muối và 2 ancol.                                        D. 2 muối và 2 ancol.

Câu 71: Cho 0,78 gam hỗn hợp gồm Mg và Al tan hoàn toàn trong dung dịch HCl thu được 0,896 lít khí H2 và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 3,27. B. 3,62.                            C. 2,24.                                          D. 2,20.

Câu 72: Cho hỗn hợp gồm 16 gam Fe2O3 và 7,2 gam FeO phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là:

A. B. 800.                             C. 400.                                           D. 600.

Câu 73: Cho 14,6 gam lysin tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa m gam muối, Giá trị của m là

A. 18,25. B. 25,55.                          C. 21,90.                                        D. 18,40.

Câu 74: Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng đáng kể cho cơ thể người. Trung bình 1 gam chất béo cung cấp 38 kJ và năng lượng từ chất béo đóng góp 20% tổng năng lượng cần thiết trong ngày. Một ngày, một học sinh trung học phổ thông cần năng lượng 9120 kJ thì cần ăn bao nhiêu gam chất béo cho phù hợp?

A. 24 gam. B. 48 gam.                       C. 38 gam.                                          D. 76 gam.

Câu 75: Hòa tan hỗn hợp Na và K vào nước dư, thu được dung dịch X và 0,672 lít khí H2. Thể tích dung dịch H2SO4 0,1M cần dùng để trung hòa X là

A. 900 ml. B. 600 ml.                       C. 150 ml.                                            D. 300 ml.

Câu 76: Sơ đồ sản xuất etanol từ ngô của một nhà máy như sau: Ngô (chứa 40% tinh bột) → Glucozơ → Etanol. Etanol thu được từ quá trình “chế biến” 4,05 tấn nguyên liệu ngô theo sơ đồ trên có thể pha V m3 xăng sinh học E5 (chứa 5% etanol về thể tích). Biết etanol có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V gần nhất là

A. 11,5. B. 23,0.                            C. 57,5.                                          D. 28,75.

Câu 77: Hòa tan hết m gam hỗn hợp chất rắn X gồm Fe, Fe3O4, Mg và FeCO3 vào dung dịch chứa NaNO3 và 0,286 mol H2SO4, thu được 0,08 mol hỗn hợp khí Y (gồm CO2, NO, N2 và 0,02 mol H2) có khối lượng 2,056 gam và dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Dung dịch Z phản ứng tối đa với 0,514 mol NaOH, thu được 18,616 gam kết tủa và 0,01 mol khí. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 12,544. B. 17,500.                        C. 22,195.                                      D. 7,039.

Câu 78: Tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng gương của glucozơ theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.

Bước 2: Nhỏ từng giọt dung dịch NH3 5% đến dư vào ống nghiệm và lắc đều đến khi thu được hiện tượng không đổi.

Bước 3: Thêm 1 ml dung dịch glucozơ vào ống nghiệm.

Bước 4: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong cốc nước nóng) vài phút ở 60 – 70°C.

Cho các phát biểu sau:

(a) Sau bước 4 quan sát thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương.

(b) Có thể thay glucozơ bằng saccarozơ thì các hiện tượng không đổi.

(c) Sản phẩm hữu cơ thu được trong dung dịch sau bước 4 có công thức phân tử là C6H15NO7.

(d) Ở bước 4 xảy ra phản ứng oxi hóa – khử trong đó glucozơ là chất bị khử.

(e) Thí nghiệm trên chứng tỏ glucozơ là hợp chất tạp chức, phân tử chứa nhiều nhóm OH và một nhóm CHO.

Số phát biểu đúng là

A. B. 1.                                 C. 3.                                               D. 4.

Câu 79: Cho E, F, X, Y, Z, T, G là các chất hữu cơ no, mạch hở và thỏa mãn các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:

(1) E + 3NaOH → 2X + Y + Z.

(2) F + 2NaOH → 2X + Z.

(3) X + HCl → T + NaCl.

(4) T + Z → G + H2O.

Biết E, F chỉ chứa nhóm chức este và trong phân tử có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi, MF < ME < 180. Cho các phát biểu sau:

(a) Chất T có nhiệt độ sôi cao hơn ancol metylic.

(b) 1 mol chất Z tác dụng với Na dư, thu được 1 mol H2.

(c) Chất Y tác dụng với H2SO4 loãng thu được axit axetic.

(d) Chất G là hợp chất hữu cơ đa chức.

(e) Trong phân tử X và Z đều không có liên kết π.

Số phát biểu đúng là:

A. B. 3.                                 C. 1.                                               D. 4.

Câu 80: Hỗn hợp X chứa ba este đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác; trong mỗi phân tử este đều có số liên kết π không quá 5. Đun nóng m gam X cần dùng 800 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm các ancol đơn chức thuộc cùng dãy đồng đẳng và (0,75m + 12,56) gam hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit cacboxylic có mạch không phân nhánh, trong đó có a gam muối T và b gam muối E (MT < ME). Nung nóng Z với vôi tôi xút (dùng dư) thu được hỗn hợp khí nặng 6,8 gam. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 2,92 mol O2. Giá trị của b là

Có thể bạn quan tâm  Đề thi thử TN THPT môn Hóa – THPT Hùng Vương - Bình Phước - 028

A. 59,60. B. 39,50.                          C. 62,72.                                        D. 20,10.

 

ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

 

41A 42D 43B 44A 45B 46A 47D 48A 49B 50A
51C 52B 53C 54C 55C 56C 57C 58D 59D 60D
61A 62C 63A 64B 65A 66D 67C 68A 69D 70D
71B 72B 73C 74B 75D 76B 77A 78A 79A 80B

 

Câu 44:

Fe + HCl đặc nóng —> FeCl2 + H2

Fe + Cl2 —> FeCl3

Fe + AgNO3 dư —> Fe(NO3)3 + Ag

Fe + H2SO4 đặc nóng dư —> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

 

Câu 47:

Anilin (C6H5NH2) tác dụng được với H2SO4 trong dung dịch:

C6H5NH2 + H2SO4 —> C6H5NH3HSO4

 

Câu 48:

Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội vì bị thụ động hóa. Còn lại:

Fe + FeCl3 —> FeCl2

Fe + HCl đặc —> FeCl2 + H2

Fe + HNO3 loãng —> Fe(NO3)3 + NO + H2O

 

Câu 49:

Kim loại Cu được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là H2:

CuO + H2 (t°) —> Cu + H2O

Các kim loại còn lại điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

 

Câu 58:

Fructozơ không bị thủy phân trong môi trường axit vì nó là monosaccarit.

 

Câu 62:

M = 162n = 486000 —> n = 3000

 

Câu 63:

CH3COOC6H5 + 2NaOH —> CH3COONa + C6H5ONa + H2O

nCH3COOC6H5 = 0,1 —> nNaOH = 0,2 và nH2O = 0,1

Bảo toàn khối lượng —> m muối = 19,8

 

Câu 64:

Các tơ có chứa nguyên tố nitơ là: tơ tằm, tơ olon, tơ nilon-6, tơ nilon-6,6.

 

Câu 65:

Zn phản ứng làm khối lượng kim loại giảm. Fe phản ứng làm khối lượng kim loại tăng.

Theo đề khối lượng kim loại tăng (từ m lên 1,1m) nên Zn phản ứng hết, Fe đã phản ứng.

A luôn đúng; B và D luôn sai.

C có thể đúng hoặc sai.

 

Câu 66:

Các polime có nguồn gốc xenlulozơ: (2), (3), (5), (7)

 

Câu 68:

mZn = 60000.80%.90%.65/97 = 28948,45 kg

Thể tích 1 thanh kẽm = 120.25.15 = 45000 cm3

Khối lượng 1 thanh kẽm = 45000.7,14 = 321300 gam = 321,3 kg

—> Số thanh Zn = 28948,45/321,3 = 90 thanh

 

Câu 69:

C12H22O11 + H2O → 4C2H5OH + 4CO2

342…………………..4.46

66.25%………………..m

—> mC2H5OH thực tế = 60%.66.25%.4.46/342 = 5,3263 kg

—> V rượu = 5,3263/(0,8.40%) = 16,6 lít

 

Câu 70:

CH3COOC2H5 + NaOH —> CH3COONa + C2H5OH

C2H3COOCH3 + NaOH —> C2H3COONa + CH3OH

—> Sản phẩm gồm 2 muối và 2 ancol.

 

Câu 71:

nCl(muối) = 2nH2 = 0,08

—> m muối = m kim loại + mCl = 3,62 gam

 

Câu 72:

Fe2O3 + 6HCl —> 2FeCl3 + 3H2O

FeO + 2HCl —> FeCl2 + H2O

nFe2O3 = nFeO = 0,1 —> nHCl = 0,8 —> V = 800ml

 

Câu 73:

Lys + 2HCl —> Lys(HCl)2

nLys(HCl)2 = nLys = 0,1 —> mLys(HCl)2 = 21,9 gam

 

Câu 74:

Năng lượng cung cấp bởi chất béo = 9120.20% = 1824 kJ

Lượng chất béo cần thiết để tạo ra năng lượng trên = 1824/38 = 48 gam

 

Câu 75:

nH2SO4 = nH2 = 0,03

—> VddH2SO4 = 300 ml

 

Câu 76:

C6H10O5 —> C6H12O6 —> 2C2H5OH

162……………………………..92

4,05.40%………………………m

—> mC2H5OH = 4,05.40%.92/162 = 0,92 tấn

—> VC2H5OH = 0,92/0,8 = 1,15 m3

—> V xăng = 1,15/5% = 23 m3

 

Câu 77:

Z + NaOH (0,514) —> Dung dịch Na2SO4 (0,286)

Bảo toàn Na —> nNaNO3 = 0,058

nNH3 = 0,01; đặt a, b, c là số mol CO2, NO, N2

nY = a + b + c + 0,02 = 0,08

mY = 44a + 30b + 28c + 0,02.2 = 2,056

Bảo toàn N —> b + 2c + 0,01 = 0,058

—> a = 0,016; b = 0,04; c = 0,004

nOH trong kết tủa = nNaOH – nNH3 = 0,504

—> mMg + mFe = 18,616 – 0,504.17 = 10,048

nH+ = 10nNH4+ + 4nNO + 12nN2 + 2nH2 + 2nO

—> nO = 0,112

—> mX = mMg + mFe + mO + mCO2 = 12,544

 

Câu 78:

(a) Đúng, phản ứng tạo lớp Ag mỏng bám đều lên thành ống nghiệm nên thành ống nghiệm sáng bóng như gương.

(b) Sai, saccarozơ không tráng gương.

(c) Đúng, sản phẩm là C5H11O5-COONH4 hay C6H15NO7.

(d) Sai, glucozơ là chất bị oxi hóa.

(e) Sai, thí nghiệm trên chỉ chứng minh được glucozơ có nhóm chức –CHO.

 

Câu 79:

E, F no, chỉ chứa chức este, số C = số O; MF < ME < 180, theo (1)(2) thì F có 2 chức và E có 3 chức

—> F là C4H6O4 và E là C6H8O6

(3) —> X là muối —> X là HCOONa và Z là C2H4(OH)2

F là (HCOO)2C2H4; T là HCOOH; G là HCOO-CH2-CH2OH

(1) —> E là HCOO-CH2-COO-CH2-CH2-OOC-H

—> Y là HO-CH2-COONa

(a) Đúng, HCOOH có liên kết H liên phân tử bền hơn và phân tử khối lớn hơn CH3OH nên có nhiệt độ sôi cao hơn.

(b) Đúng: C2H4(OH)2 + 2Na —> C2H4(ONa)2 + H2

(c) Sai, Y + H2SO4 —> HO-CH2-COOH + Na2SO4

(d) Sai, G tạp chức

(e) Sai, X có liên kết C=O, Z không có liên kết pi.

 

Câu 80:

nNaOH = 0,8

Phản ứng vôi tôi xút thay thế COONa bằng H nên:

m muối = 6,8 + 0,8(67 – 1) = 0,75m + 12,56

—> m = 62,72

Bảo toàn khối lượng —> mAncol = 35,12

—> M ancol = 43,9 —> Có CH3OH —> Ancol dạng CnH2n+1OH với n = 1,85

Quy đổi muối thành COONa (0,8), C (u), H (v)

m muối = 0,8.67 + 12u + v = 59,6

nO2 = 0,8.0,25 + u + 0,25v + 0,8.1,5n = 2,92

—> u = 0,5; v = 0

Muối không quá 5π —> (COONa)2 (0,15) và C2(COONa)2 (0,25)

—> mC2(COONa)2 = 39,50 gam

 

admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *