Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wp-statistics domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /www/wwwroot/wchem9.com/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wordpress-seo domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /www/wwwroot/wchem9.com/wp-includes/functions.php on line 6114
Đề thi thử TN THPT môn Hóa lần 1 – THPT Kiên An - Hải Phòng - Wchem9

Đề thi thử TN THPT môn Hóa lần 1 – THPT Kiên An – Hải Phòng

Đề thi thử TN THPT môn Hóa lần 1 – THPT Kiên An – Hải Phòng

Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5;  Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108;  I = 127; Ba = 137.

 

Câu 41: Đường nho là tên thường gọi của chất nào sau đây?

A. Fructozơ. B.                      C. Saccarozơ.                                D. Glucozơ.

Câu 42: Công thức chung của amin đơn chức, no, mạch hở là

A. CnH2n-1 B. CnH2n+1N.                   C. CnH2n+2N.                                  D. CnH2n+3N.

Câu 43: Để chứng minh phân tử glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl có thể cho dung dịch glucozơ phản ứng với

A. H2/Ni, t°. B. AgNO3/NH3 dư, t°.     C. Cu(OH)2.                                                                                                    D.

Câu 44: CH3NH2 và C6H5NH2 đều phản ứng với

A. dung dịch HCl. B. dung dịch NaNO3.      C. dung dịch NaOH.                                      D. dung dịch Br2.

Câu 45: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc 2?

A. (CH3)3 B. CH3-NH2.                   C. CH3-NH-C2H5.                                         D. C2H5-NH2.

Câu 46: Thủy tinh hữu cơ có thành phần chính là poli (metyl metacrylat) được sử dụng để làm kính cho các phi cơ và ô tô. Axit và ancol dùng để điều chế ra metyl metacrylat lần lượt là

A. CH3-COOH và CH3CH2 B. CH2=C(CH3)-COOH và CH3OH.

C. CH3-COOH và CH2=CH-OH. D. CH2=CH-COOH và CH3CH2

Câu 47: Công thức phân tử của đimetylamin là

A. C2H7 B. C4H11N.                      C. CH6N2.                                      D. CH5N.

Câu 48: Triolein là chất béo chiếm khoảng từ 4-30% trong dầu oliu. Số liên kết π trong một phân tử triolein là

A. B. 2.                                 C. 6.                                               D. 1.

Câu 49: Số nguyên tử oxi trong phân tử saccarozơ là

A. B. 12.                               C. 11.                                             D. 22.

Câu 50: Mùi thơm của hoa nhài chủ yếu là mùi của este

A. benzyl axetat. B. isoamyl propionat.     C. phenyl axetat.                                       D. isoamyl axetat.

Câu 51: Etyl fomat bị thuỷ phân trong dung dịch NaOH cho thu được muối nào sau đây ?

A. B. C2H5COONa.             C. C2H5ONa.                                 D. CH3COONa.

Câu 52: Nhỏ vài giọt dung dịch I2 vào chất X tạo thành màu xanh tím. X là

A. saccarozơ. B. tinh bột.                      C. glucozơ.                                    D. xenlulozơ.

Câu 53: Chất nào sau đây có nhiều trong các loại quả xanh và hạt ngũ cốc

A. Glucozơ. B. Saccarozơ.                  C. Xenlulozơ.                                D. Tinh bột.

Câu 54: Thủy phân hoàn toàn tripanmitin trong dung dịch KOH thu được C15H31COOK và

A. C2H4(OH)2. B. C3H5               C. C2H5OH.                                   D. C3H5(OH)3.

Câu 55: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây tồn tại trạng thái khí?

A. B. Metylamin.                 C. Triolein.                                    D. Alanin.

Câu 56: Thuốc súng không khói được sản xuất dựa trên phản ứng của xenlulozơ với

A. Cu(OH)2. B. HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc, t°).

C. CH3 D. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, t°).

Câu 57: Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất

A. glucozơ và glixerol. B. glucozơ và etanol.

C. xà phòng và glixerol. D. xà phòng và etanol.

Câu 58: Cho sơ đồ chuyển hoá:

Tên của Z là

A. axit linoleic. B. axit panmitic.             C. axit oleic.                                         D. axit stearic.

Câu 59: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ: nhỏ vài giọt dung dịch I2 loãng vào ống nghiệm đựng dung dịch hồ tinh bột 2% và mặt cắt củ khoai lang sống.

Chọn khẳng định đúng?

A. Do cấu tạo mạch ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp thụ I2 cho màu đặc trưng.

B. Phản ứng này dùng để nhận biết tinh bột bằng I2 và ngược lại.

C. Thí nghiệm trên chứng minh tinh bột có nhiều nhóm -OH.

D. Hiện tượng xảy ra là ống nghiệm chứa hồ tinh bột và mặt cắt của củ khoai lang chuyển sang màu tím.

Câu 60: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là

A. 3,67 tấn. B. 2,97 tấn.                      C. 1,10 tấn.                                            D. 2,20 tấn.

Câu 61: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Ở điều kiện thường, triolein là chất lỏng.

B. Thủy phân metyl benzoat thu được ancol metylic.

C. Mỡ bò, mỡ cừu, dầu dừa hoặc dầu cọ có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.

D. Metyl acrylat không làm mất màu dung dịch brom.

Câu 62: Số trieste thu được khi đun hỗn hợp glixerol và axit stearic, axit oleic (có xúc tác H2SO4) là

A. B. 4.                                 C. 6.                                               D. 5.

Câu 63: Cho 9 gam amin X (đơn chức, bậc 1) tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 16,3 gam muối. Tên gọi của X là

A. B. etylamin.                    C. đimetylamin.                            D. metylamin.

Câu 64: Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 18,5. B. 30,0.                            C. 45,0.                                          D. 15,0.

Câu 65: X là một cacbohidrat tạo nên màng tế bào thực vật. Thủy phân hoàn toàn X trong môi trường axit ở nhiệt độ cao áp suất cao thu được chất Y. Khử chất Y bằng H2 (xúc tác Ni, nhiệt độ) thu được chất hữu cơ Z. Tên gọi của X và Z lần lượt là

A. glucozơ và sobitol. B. xenlulozơ và sobitol.

C. xenlulozơ và glucozơ. D. saccarozơ và glucozơ.

Câu 66: Điều nào sau đây không đúng khi nói về etyl axetat?

A. Có phản ứng tráng bạc. B. Là đồng phân của propyl fomat.

C. Là hợp chất este. D. Có công thức phân tử C3H6O2.

Câu 67: Chất nào sau đây còn gọi là đường mía?

A. Fructozơ. B. Saccarozơ.                  C. Glucozơ.                                   D. Xenlulozơ.

Câu 68: Cho các chất: isoamyl axetat, metyl axetat, etylmetyl oxalat, triolein. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol đơn chức là

A. B. 3.                                 C. 4.                                               D. 2.

Câu 69: Để tráng một số lượng gương soi có diện tích bề mặt 0,35 m2 với độ dày 0,1 μm người ta đun nóng dung dịch chứa 52,45 gam glucozơ với một lượng dung dịch bạc nitrat trong amoniac. Biết khối lượng riêng của bạc là 10,49 g/cm3, hiệu suất phản ứng tráng gương là 70% (tính theo glucozơ). Số lượng gương soi tối đa sản xuất được là

A. B. 80.                               C. 130.                                           D. 171.

Câu 70: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một amin X no đơn chức mạch hở bằng khí oxi vừa đủ thu được 1,2 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Số đồng phân bậc 1 của X là

A. B. 3.                                 C. 1.                                               D. 2.

Câu 71: Cho các phát biểu sau:

(a) Giấm ăn có thể khử được mùi tanh của cá do các amin gây ra.

(b) Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.

(c) Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.

(d) Khi để trong không khí, anilin bị chuyển từ không màu thành màu hồng vì bị oxi hóa.

(e) Đưa đũa thuỷ tinh vừa nhúng dung dịch HCl đậm đặc lên sát trên miệng lọ đựng dung dịch trimetylamin đặc thấy có khói trắng.

Số phát biểu đúng là

A. B. 2.                                 C. 5.                                               D. 3.

Câu 72: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng
X Đun nóng với dung dịch H2SO4 (loãng), để nguội. Thêm tiếp dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng Tạo kết tủa Ag.
Y, Z Ðun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để nguội. Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 Tạo dung dịch màu xanh lam
Z, T Ðun nóng với dung dịch NaOH loãng (vừa đủ). Thêm tiếp dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Tạo kết tủa Ag
Có thể bạn quan tâm  File word Đề thi TN THPT môn Sinh – Năm 2023

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. Saccarozơ, triolein, glixerol trifomat, vinyl axetat.

B. Xenlulozơ, triolein, etyl acrylat, etyl fomat.

C. Triolein, saccarozơ, glixerol trifomat, etyl axetat.

D. Saccarozơ, glixerol trifomat, triolein, vinyl fomat.

Câu 73: Cho các phát biểu sau:

(a) Hàm lượng tinh bột trong hạt lúa mì cao hơn trong hạt ngô.

(b) Thêm dầu mỡ khi nấu cà chua để tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất trong cà chua của cơ thể.

(c) Dầu mỡ rán lại nhiều lần bị oxi hóa một phần thành anđehit gây độc cho cơ thể.

(d) Trong công nghiệp, cồn có thể được sản xuất từ phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ.

(e) Các este có vòng benzen đều độc (chẳng hạn như benzyl axetat) nên không thể dùng trong mỹ phẩm.

Số phát biểu đúng là

A. B. 2.                                 C. 3.                                               D. 5.

Câu 74: Thủy phân hoàn toàn m gam phenyl axetat cần vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được (m + 7,44) gam muối. Nồng độ dung dịch NaOH đã dùng là

A. 0,60 M. B. 0,80 M.                       C. 0,40 M.                                             D. 1,20 M.

Câu 75: Cho các hợp chất hữu cơ no, mạch hở sau: X và Y (có cùng số mol) là hai axit cacboxylic đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, Z là ancol ba chức (có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn 5). Đun 5 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z với xúc tác H2SO4 đặc (giả sử chỉ xảy ra phản ứng este hóa với hiệu suất 50% được tính theo hai axit X và Y) thu được 3,5 mol hỗn hợp F gồm X, Y, Z và các sản phẩm hữu cơ (chỉ chứa nhóm chức este). Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho a mol F tác dụng với Na dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 0,6 mol khí H2.

Thí nghiệm 2: Đốt cháy hoàn toàn (a + 0,35) mol F cần vừa đủ 5,925 mol khí O2 thu được CO2 và H2O.

Phần trăm khối lượng của các este trong F gần nhất với

A. 12%. B. 52%.                           C. 43%.                                                 D. 35%.

Câu 76: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai ancol đều có dạng C3H8Ox (hơn kém nhau 16 đvC) và amin X (no, mạch hở, hai chức) cần vừa đủ 1,85 mol O2, thu được N2, H2O và CO2 (biết nH2O – nCO2 = 0,6 mol). Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 1M. Phần trăm khối lượng của chất có phân tử khối nhỏ nhất trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 34,7. B. 27,4.                            C. 12,8.                                          D. 46,8.

Câu 77: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho 3 – 4 ml dung dịch AgNO3 2% vào hai ống nghiệm (1) và (2). Thêm vài giọt dung dịch NaOH loãng, cho amoniac loãng 3% cho tới khi kết tủa tan hết (vừa cho vừa lắc).

Bước 2: Rót 2 ml dung dịch saccarozơ 5% vào ống nghiệm (3) và rót tiếp vào đó 1 ml dung dịch H2SO4 20%. Đun nóng dung dịch trong 3 – 5 phút.

Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ NaHCO3 tinh thể vào ống nghiệm (3) và khuấy đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi ngừng thoát khí CO2.

Bước 4: Rót nhẹ tay 2 ml dung dịch saccarozơ 5% theo thành ống nghiệm (1). Đặt ống nghiệm (1) vào cốc nước nóng (khoảng 60 – 70°C). Sau vài phút, lấy ống nghiệm (1) ra khỏi cốc.

Bước 5: Rót nhẹ tay dung dịch trong ống nghiệm (3) vào ống nghiệm (2). Đặt ống nghiệm (2) vào cốc nước nóng (khoảng 60 – 70°C). Sau vài phút, lấy ống nghiệm (2) ra khỏi cốc.

Cho các phát biểu sau:

(a) Mục đích chính của việc dùng NaHCO3 là nhằm loại bỏ H2SO4 có trong dung dịch.

(b) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm tách thành hai lớp.

(c) Ở bước 1, có thể thay NaOH loãng bằng KOH loãng.

(d) Ở bước 3, việc để nguội dung dịch là không cần thiết, có thể tiến hành ngay.

(e) Sau bước 4, thành ống nghiệm (1) có lớp bạc sáng bóng như gương bám vào.

(g) Sau bước 5, thành ống nghiệm (2) có lớp bạc sáng bóng như gương bám vào.

Số phát biểu đúng là

A. B. 5.                                 C. 3.                                               D. 2.

Câu 78: Hỗn hợp E gồm X (C6H16O4N2), Y (C8H15O4N) và Z (C4H9O2N); trong đó X là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; X, Y, Z đều mạch hở. Đun nóng hoàn toàn hỗn hợp E với 500 ml dung dịch KOH 1,68M (dùng dư 20% so với lượng cần thiết), thu được 13,44 lít hỗn hợp khí T gồm hai amin, đồng đẳng liên tiếp (có tỉ khối so với He bằng 9,5) và dung dịch F chứa bốn chất tan (trong đó có ba hợp chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử). Cô cạn F, thu được m gam hỗn hợp G gồm bốn chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 78,64. B. 65,20.                          C. 63,80.                                        D. 77,24.

Câu 79: Hỗn hợp E chứa đồng thời các triglixerit và axit béo tự do (không có tạp chất khác), trong E nguyên tố oxi chiếm 10,9777% theo khối lượng. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam E bằng dung dịch NaOH dư đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 133,38 gam hỗn hợp các muối C15H31COONa, C17H35COONa, C17H33COONa, C17H31COONa và 11,04 gam glixerol. Để đốt cháy hoàn toàn m gam E cần dùng 11,625 mol O2. Mặt khác, m gam E phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,36. B. 0,33.                            C. 0,34.                                          D. 0,35.

Câu 80: Cho hai chất hữu cơ mạch hở E, F có cùng công thức đơn giản nhất là C3H4O2. Các chất E, F, X, Z tham gia phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sơ đồ dưới đây:

(1) E + NaOH → X + Y           (2) F + NaOH → Z + T

(3) X + HCl → J + NaCl          (4) Z + HCl → G + NaCl

Biết: X, Y, Z, T, J, G là các chất hữu cơ trong đó T đa chức và ME < MF < 146. Cho các phát biểu sau:

(a) Chất J có nhiều trong nọc độc con kiến.

(b) Từ Y có thể điều chế trực tiếp được axit axetic.

(c) Ở nhiệt độ thường, T tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.

(d) E và F đều tạo kết tủa khi cho tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3.

(e) Đun nóng rắn Z với hỗn hợp vôi tôi xút thu được khí etilen.

Số phát biểu đúng là

A. B. 4.                                 C. 5.                                               D. 2.

 

ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

 

41D 42D 43C 44A 45C 46B 47A 48C 49C 50A
51A 52B 53D 54D 55B 56B 57C 58D 59B 60D
61D 62C 63B 64D 65B 66A 67B 68B 69A 70D
71D 72A 73A 74D 75D 76D 77C 78A 79D 80B

 

Câu 43:

Để chứng minh phân tử glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl có thể cho dung dịch glucozơ phản ứng với Cu(OH)2. Hiện tượng: Tạo dung dịch màu xanh lam. Đây là tính chất đặc trưng của hợp chất có ít nhất 2 nhóm OH kề nhau.

 

Câu 44:

CH3NH2 và C6H5NH2 đều phản ứng với dung dịch HCl:

CH3NH2 + HCl —> CH3NH3Cl

C6H5NH2 + HCl —> C6H5NH3Cl

Có thể bạn quan tâm  Đề thi thử TN THPT môn Hóa – THPT Yên Thế - Bắc Giang

 

Câu 45:

Amin bậc 2 do 2H trong NH3 bị thay thế bởi 2 gốc hiđrocacbon —> CH3-NH-C2H5 là amin bậc 2.

 

Câu 48:

Triolein là (C17H33COO)3C3H5 có 6 liên kết pi, gồm 3C=C và 3C=O

 

Câu 58:

(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 —> (C17H35COO)3C3H5

(C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH —> 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

C17H35COONa + HCl —> C17H35COOH + NaCl

—> Z là axit stearic.

 

Câu 59:

A sai, tinh bột hấp phụ I2 cho màu đặc trưng.

B đúng, phản ứng này rất nhạy, hiện tượng dễ quan sát nên dùng để nhận biết tinh bột bằng I2 và ngược lại.

C sai, do cấu tạo mạch ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp phụ I2 cho màu đặc trưng, không liên quan đến nhóm -OH.

D sai, màu xanh tím.

 

Câu 60:

n(C6H10O5) = 2/162

[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 —> [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

—> m[C6H7O2(ONO2)3]n = 2.297.60%/162 = 2,2 tấn

 

Câu 61:

A đúng, triolein là chất béo không no, thể lỏng điều kiện thường.

B đúng: C6H5COOCH3 + H2O ⇔ C6H5COOH + CH3OH

C đúng, mỡ bò, mỡ cừu, dầu dừa hoặc dầu cọ đều có thành phần chính là chất béo nên có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.

D sai: CH2=CH-COOCH3 + Br2 —> CH2Br-CHBr-COOCH3

 

Câu 62:

Số trieste thu được khi đun hỗn hợp glixerol và axit stearic, axit oleic (có xúc tác H2SO4) là 6 chất, gồm:

(ACOO)3C3H5

(ACOO)2(BCOO)C3H5 (x2)

(ACOO)(BCOO)2C3H5 (x2)

(BCOO)3C3H5

 

Câu 63:

nX = nHCl = (m muối – mX)/36,5 = 0,2

—> MX = 45: C2H7N

X là amin bậc 1 —> Cấu tạo: CH3CH2NH2 (etylamin)

 

Câu 64:

nCO2 = nCaCO3 = 0,15

—> nC6H12O6 phản ứng = 0,075

—> mC6H12O6 đã dùng = 0,075.180/90% = 15 gam

 

Câu 65:

X là một cacbohidrat tạo nên màng tế bào thực vật —> X là xenlulozơ

—> Y là glucozơ và Z là sobitol.

 

Câu 68:

Có 3 chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol đơn chức, gồm:

CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 + NaOH —> CH3COONa + (CH3)2CHCH2CH2OH

CH3COOCH3 + NaOH —> CH3COONa + CH3OH

C2H5OOC-COOCH3 + 2NaOH —> C2H5OH + CH3OH + (COONa)2

Còn lại triolein tạo ancol đa chức là C3H5(OH)3.

 

Câu 69:

mAg = 108.2.70%.52,45/180 = 44,058 gam

—> V Ag = 44,058/10,49 = 4,2 cm3

Mỗi tấm gương cần tráng lượng Ag có thể tích là 0,35.10000.0,1.10^-4 = 0,035 cm3

—> Số lượng gương soi = 4,2/0,035 = 120 tấm

 

Câu 70:

X dạng CxH2x+3N

—> nCO2 + nH2O + nN2 = 0,15(x + x + 1,5 + 0,5) = 1,2

—> x = 3

X là C3H9N, có 2 đồng phân bậc 1:

CH3-CH2-CH2-NH2

CH3-CH(NH2)-CH3

 

Câu 71:

(a) Đúng, giấm ăn chứa CH3COOH tác dụng với amin (chất gây mùi tanh) tạo các muối tan, dễ bị rửa trôi nên mùi tanh giảm.

(b) Đúng, C6H5NH2 + HCl —> C6H5NH3Cl (muối tan tốt, dễ bị rửa trôi)

(c) Sai, nhiều amin có tính bazơ yếu hơn NH3, ví dụ C6H5NH2.

(d) Sai, anilin bị chuyển sang màu đen do bị oxi hóa.

(e) Đúng, do 2 chất đều dễ bay hơi và tương tác với nhau tạo các hạt muối nhỏ phân tán trong không khí như khói trắng:

HCl + (CH3)3N —> (CH3)3NHCl

 

Câu 72:

X thủy phân tạo trong axit tạo sản phẩm tráng gương nên loại C.

Y, Z thủy phân trong kiềm tạo ancol đa chức nên loại B

Z, T thủy phân trong kiềm tạo sản phẩm tráng gương nên loại D

-® Chọn A.

 

Câu 73:

(a) Đúng

(b) Đúng, một số chất dinh dưỡng không tan trong nước nhưng tan trong dầu mỡ giúp cơ thể dễ hấp thu hơn.

(c) Đúng

(d) Đúng, các phế phẩm chứa xenlulozơ hoặc tinh bột đều có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất cồn.

(e) Sai, một số este không độc (kể cả có vòng benzen) được dùng trong mỹ phẩm.

 

Câu 74:

nNaOH = x —> nH2O = 0,5x

Bảo toàn khối lượng:

m + 40x = m + 7,44 + 18.0,5x —> x = 0,24

—> CM NaOH = 1,2M

 

Câu 75:

nAxit phản ứng = nH2O = nE – nF = 1,5 —> nEste = nH2O/3 = 0,5

nAxit ban đầu = 1,5/50% = 3 —> nZ ban đầu = 2

—> nZ dư = 2 – 0,5 = 1,5

Vậy 3,5 mol F gồm các axit (1,5), Z (1,5) và các este (0,5)

3,5 mol F + Na dư —> nH2 = 0,5nAxit + 1,5nZ = 3

—> a = 0,6.3,5/3 = 0,7

0,7 + 0,35 = 1,05 mol F gồm axit (0,45), Z (0,45) và este (0,15)

Quy đổi 1,05 mol F thành HCOOH (0,45 + 0,15.3 = 0,9), C3H5(OH)3 (0,45 + 0,15 = 0,6), CH2 (e) và H2O (-0,15.3 = -0,45)

nO2 = 0,9.0,5 + 0,6.3,5 + 1,5e = 5,925 —> e = 2,25

—> mF = 120

Z có số C < 5 —> Z là C3 hoặc C4

Nếu Z là C4H7(OH)3 —> nC(Axit) = 0,9 + e – 0,6 = 2,55 —> Số C = 2,55/0,9 = 2,833: Loại, vì 2 axit có số mol bằng nhau.

Nếu Z là C3H5(OH)3 —> nC(Axit) = 0,9 + e = 3,15 —> Số C = 3,15/0,9 = 3,5

—> C2H5COOH (0,45) và C3H7COOH (0,45)

mEste = mF – mC3,5H7O2 dư – mC3H5(OH)3 dư = 42,15

—> %Este = 35,125%

 

Câu 76:

X dạng CyH2y+4N2.

nHCl = 0,4 —> nX = 0,2

nH2O – nCO2 = 0,6 = 2nX + nAncol —> nAncol = 0,2

Bảo toàn electron:

0,2(20 – 2x) + 0,2(4y + 2y + 4) = 1,85.4

—> 3y – x = 6,5

Do 1 < x < 3 —> 2,5 < y < 3,17 —> y = 3 là nghiệm duy nhất

—> x = 2,5

Hai ancol hơn kém 1 oxi nên gồm C3H8O2 (0,1) và C3H8O3 (0,1). Amin là C3H10N2 (0,2)

—> %C3H10N2 = 46,84%

 

Câu 77:

Nội dung các bước:

+ Bước 1: Chuẩn bị dung dịch AgNO3/NH3 trong ống (1) và (2)

+ Bước 2: Thủy phân saccarozơ trong ống (3)

+ Bước 3: Loại bỏ H2SO4 trong ống (3) bằng NaHCO3.

+ Bước 4: Thực hiện phản ứng tráng gương của saccarozơ với ống (1)

+ Bước 5: Thực hiện phản ứng tráng gương của dung dịch sau thủy phân saccarozơ với ống (2)

(a) Đúng

(b) Sai, dung dịch đồng nhất do tất cả các chất đều tan tốt

(c) Đúng

(d) Sai, saccarozơ không tráng gương

(e) Đúng, sản phẩm thủy phân (glucozơ, fructozơ) có tráng gương.

 

Câu 78:

T gồm CH3NH2 (0,3) và C2H5NH2 (0,3)

F chứa 3 chất hữu cơ cùng C nên:

X là CH2(COONH3CH3)(COONH3C2H5) (x mol)

Y là CH2=CH-COO-C2H4COO-NH3C2H5 (y mol)

Z là CH2=CH-COONH3-CH3 (z mol)

nKOH ban đầu = 0,84 = nKOH phản ứng + 20%nKOH phản ứng

—> nKOH phản ứng = 0,7 và nKOH dư = 0,14

nKOH phản ứng = 2x + 2y + z = 0,7

nCH3NH2 = x + z = 0,3

nC2H5NH2 = x + y = 0,3

—> x = 0,2; y = 0,1; z = 0,1

G gồm CH2(COOK)2 (0,2); CH2=CH-COOK (0,2); HO-C2H4COOK (0,1) và KOH dư (0,14)

—> m = 78,64 gam

 

Câu 79:

nC3H5(OH)3 = 0,12

Quy đổi E thành HCOOH (x), CH2 (y), H2 (z), C3H5(OH)3 (0,12) và H2O (-0,12.3 = -0,36)

m muối = 68x + 14y + 2z = 133,38

nO2 = 0,5x + 1,5y + 0,5z + 3,5.0,12 = 11,625

mO = 16.2x = 10,9777%(46x + 14y + 2z + 0,12.92 – 0,36.18)

—> x = 0,44; y = 7,44; z = -0,35

—> a = -z = 0,35

 

Câu 80:

ME < MF < 146 và E, F có cùng công thức đơn giản nhất là C3H4O2 —> E là C3H4O2 và F là C6H8O4

E + NaOH tạo 2 sản phẩm hữu cơ nên E là HCOOCH=CH2

—> X là HCOONa; Y là CH3CHO và J là HCOOH

F tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1 và tạo 2 sản phẩm hữu cơ nên F chứa 1 chức este.

T là chất hữu cơ đa chức nên F là CH≡C-COO-CH2-CHOH-CH2OH

Z là CH≡C-COONa và T là C3H5(OH)3

(a) Đúng

(b) Đúng: CH3CHO + O2 —> CH3COOH

(c) Đúng

(d) Đúng, E tạo Ag và F tạo CAg≡C-COO-CH2-CHOH-CH2OH

(e) Sai, Z + NaOH —> C2H2 + Na2CO3

 

admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *