Đề thi thử TN THPT môn Hóa – THPT Đoàn Thị Điểm – Hà Nội – 032

Đề thi thử TN THPT môn Hóa – THPT Đoàn Thị Điểm – Hà Nội – 032

Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5;  Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108;  I = 127; Ba = 137.

 

Câu 1: Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH – COOCH3. Tên gọi của X là

A. etyl axetat. B. metyl acrylat.             C. propyl fomat.                                       D. metyl axetat.

Câu 2: Trong các loại tơ dưới đây, tơ nhân tạo là

A. tơ tằm. B. tơ visco.                      C. tơ capron.                                      D. tơ nilon-6,6.

Câu 3: Trong tự nhiên, caxi sunphat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là

A. Thạch cao nung. B. Thạch cao sống.         C. Thạch cao khan.                                         D. Đá vôi.

Câu 4: Đun nóng 8,55 gam một cacbohiđrat X với dung dịch HCl đến phản ứng hoàn toàn. Cho dung dịch sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 sau phản ứng thu được 10,8 gam Ag. X có thể là chất nào sau đây?

A. glucozơ. B. fructozơ.                     C. saccarozơ.                                 D. xenlulozơ.

Câu 5: Ngâm một lá Fe trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng lấy lá Fe ra rửa nhẹ làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6 gam. Khối lượng Cu bám trên lá Fe là bao nhiêu gam?

A. 12,8 gam. B. 9,6 gam.                      C. 6,4 gam.                                          D. 8,2 gam.

Câu 6: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử

A. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon. B. chỉ chứa nhóm cacboxyl.

C. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino. D. chỉ chứa nhóm amino.

Câu 7: Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại?

A. Bạc. B. Vàng.                          C. Nhôm.                                       D. Đồng.

Câu 8: Hỗn hợp X gòm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,4 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 2,76. B. 2,97.                            C. 3,12.                                          D. 3,36.

Câu 9: Cho dãy các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, metyl fomat, xenlulozơ. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là

A. B. 2.                                 C. 3.                                               D. 1.

Câu 10: Khi xà phòng hóa triolein ta thu được sản phẩm là

A. C17H33COONa và glixerol. B. C17H35COOH và glixerol.

C. C15H31COONa và glixerol.                                  D. C17H31COONa và glixerol.

Câu 11: Cho m gam hỗn hợp Al; Fe; Zn vào dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí (đktc) và 39,5 gam muối. Giá trị của m là

A. 16,8. B. 17,6.                            C. 18,2.                                          D. 16,5.

Câu 12: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:

A. Cu, FeO, ZnO, MgO. B. Cu, Fe, ZnO, MgO.

C. Cu, Fe, Zn, MgO. D. Cu, Fe, Zn, Mg.

Câu 13: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba và BaO (oxi chiếm 8,75% về khối lượng) vào nước, thu được 400 ml dung dịch Y và 1,568 lít H2 (đktc). Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,15M, thu được 400 ml dung dịch có pH = 13. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. B. 15.                               C. 12.                                             D. 13.

Câu 14: Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là:

A. C3H9 B. C3H7N.                        C. CH5N.                                       D. C2H5N.

Câu 15: Dãy ion được sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là

A. Zn2+, Fe2+, H+, Cu2+, Fe3+, Ag+. B. Ag+, Fe3+, Cu2+, H+, Fe2+, Zn2+.

C. Fe3+, Ag+, Fe2+, H+, Cu2+, Zn2+. D. Ag+, Fe3+, H+, Cu2+, Fe2+, Zn2+.

Câu 16: Để bảo vệ con người khỏi sự ô nhiễm không khí, một công ty của Anh đã cho ra đời sản phẩm khẩu trang khá đặc biệt, không những có thể lọc sạch bụi mà còn có thể loại bỏ đến 99% các virus, vi khuẩn và khí ô nhiễm. Theo em trong loại khẩu trang này có chứa chất nào trong số các chất sau?

A. nước clo. B. than hoạt tính.            C.                                          D. hiđropeoxit.

Câu 17: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2

A. điện phân CaCl2 nóng chảy. B. nhiệt phân CaCl2.

C. điện phân dung dịch CaCl2. D. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2.

Câu 18: Polivinyl clorua có công thức là

A. (-CH2-CHF-)n. B. (-CH2-CH2-)n.             C. (-CH2-CHCl-)2.                                              D. (-CH2-CHBr-)n.

Câu 19: Đun nóng triglixerit (chất béo) trong dung dịch NaOH dư đến phản ứng hoàn toàn luôn thu được chất nào sau đây?

A. B. Metanol.                     C. Etylen glicol.                                       D. Glixerol.

Câu 20: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra

A. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+. B. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.

C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.

Câu 21: Khi phân tích một loại chất béo (kí hiệu là X) chứa đồng thời các triglixerit và axit béo tự do (không có tạp chất khác) thấy oxi chiếm 10,88% theo khối lượng. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH dư đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 51,65 gam hỗn hợp các muối C17H35COONa, C17H33COONa, C17H31COONa và 5,06 gam glixerol. Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với y mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của y là:

Có thể bạn quan tâm  Đề thi thử TN THPT môn Hóa – Bắc Ninh - Mã đề 018

A. 0,185. B. 0,145.                          C. 0,180.                                        D. 0,165.

Câu 22: Khi clo hoá PVC ta thu được một loại tơ clorin có chứa 66,77% clo về khối lượng. Hỏi trung bình một phân tử clo tác dụng với bao nhiêu mắt xích PVC?

A. B. 2.                                 C. 1.                                               D. 4.

Câu 23: Tiến hành thí nghiệm điều chế isoamyl axetat theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho 1 ml CH3CH(CH3)CH2CH2OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.

Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 – 6 phút ở 65 – 70°C.

Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm trở thành đồng nhất.

B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.

C. H2SO4 đặc chỉ có vai trò làm chất xúc tác cho phản ứng.

D. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn CH3CH(CH3)CH2CH2OH và CH3

Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam este X, sau phản ứng thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam nước. Công thức cấu tạo nào dưới đây phù hợp với X?

A. CH3COOC2H5. B. C2H5COOC2H5.          C. C2H3COOC2H5.                        D. C2H5COOC3H7.

Câu 25: Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C4H8O2 là:

A. B. 5.                                 C. 6.                                               D. 3.

Câu 26: Chất nào sau đây có tính bazơ mạnh hơn C2H5NH2?

A. NH3. B. CH3NHCH3.               C. C6H5NH2.                                  D. CH3NH2.

Câu 27: Hòa tan hết 31,36 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Fe, Fe3O4 và FeCO3 vào dung dịch chứa H2SO4 và NaNO3, thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y (gồm CO2, NO, N2, H2) có khối lượng 5,14 gam và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa. Dung dịch Z phản ứng tối đa với 1,285 mol NaOH, thu được 46,54 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc). Nếu cho Z tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì thu được 166,595 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X là

A. 14,80%. B. 36,99%.                      C. 44,39%.                                                 D. 29,59%.

Câu 28: Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn cách điều chế Ag từ AgNO3 theo phương pháp thuỷ luyện?

A. 2AgNO3 + Zn → 2Ag + Zn(NO3)2. B. Ag2O + CO → 2Ag + CO2.

C. 4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + 4HNO3 + O2. D. 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2.

Câu 29: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?

A. H2N-[CH2]6–NH2. B. CH3–CH(CH3)–NH2.

C. C6H5NH2. D. CH3–NH–CH3.

Câu 30: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá?

A. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.

B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.

C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.

D. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.

Câu 31: Hấp thụ 8,96 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch chứa Ca(OH)2 1M và NaOH 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là:

A. B. 40g.                             C. 25g.                                           D. 20g.

Câu 32: Cacbohiđrat ở dạng polime là

A. fructozơ. B. saccarozơ.                  C. xenlulozơ.                                 D. glucozơ.

Câu 33: Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2

A.                                   B. 4.                                 C. 3.                                               D. 1.

Câu 34: Nguyên tử Cu có Z = 29, cấu hình e của Cu là

A. [Ar ] 3d94s2. B. [Ar ] 3d104s1.              C. [Ar ] 4s1                                    D. [Ar ] 4s23d9.

Câu 35: Xà phòng hoá hoàn toàn 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,775M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là

A. 8,2 gam. B. 8,56 gam.                    C. 12,28 gam.                                          D. 10,4 gam.

Câu 36: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng bạc thu được tối đa là

A. 16,2 gam.                     B. 21,6 gam.                    C. 32,4 gam.                                          D. 10,8 gam.

Câu 37: Thủy phân saccarozo thu được?

A. Glucozơ. B. Glucozơ và Fructozơ.

C. Mantozơ. D. Fructozơ.

Câu 38: Thổi một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng thu được 2,32 gam hỗn hợp rắn. Toàn bộ khí thoát ra cho hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 3,12 gam. B. 4,2 gam.                      C. 3,22 gam.                                          D. 4,0 gam.

Câu 39: Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 4,85 gam muối. Công thức của X là :

A. H2NCH2CH2 B. H2NCH2CH2CH2COOH.

C. H2NCH2 D. H2NCH(CH3)COOH.

Câu 40: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là

A. 30 kg. B. 42 kg.                          C. 10 kg.                                             D. 21 kg.

 

ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

 

1B 2B 3B 4C 5A 6C 7B 8A 9C 10A
11C 12C 13D 14A 15B 16B 17A 18C 19D 20D
21A 22B 23D 24A 25C 26B 27C 28A 29D 30A
31A 32C 33C 34B 35D 36C 37B 38A 39C 40D
Có thể bạn quan tâm  Đề thi thử TN THPT môn Hóa – THPT Trần Đăng Ninh - Hà Nội

 

Câu 4:

nAg = 0,1 —> nY = 0,05 (Y là tổng số mol các chất tham gia tráng gương)

Phản ứng: X + ?H2O —> kY

—> nX = 0,05/k —> MX = 171k

Chọn k = 2, MX = 342: X là saccarozơ.

 

Câu 5:

Fe + CuSO4 —> Cu + FeSO4

—> nFe phản ứng = nCu = x

Δm = 64x – 56x = 1,6

—> x = 0,2 —> mCu = 12,8 gam

 

Câu 8:

Hai chất là (CH3-NH3)2CO3 a mol và C2H5-NH3NO3 b mol.

→ mhh = 124a + 108b = 3,4

Và n khí = 2a + b = 0,04

→ a = 0,01 và b = 0,02

→ Muối khan mNa2CO3 + mNaNO3 = 2,76 gam

 

Câu 9:

Các chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là: glucozơ, fructozơ, metyl fomat.

 

Câu 11:

nH2 = 0,3 —> nCl trong muối = 0,6

m kim loại = m muối – mCl trong muối = 18,2

 

Câu 12:

H2 chỉ khử được oxit những kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa —> Sản phẩm rắn là Cu, Fe, Zn, MgO.

 

Câu 13:

nHCl = 0,04 và nH2SO4 = 0,03 —> nH+ = 0,1

pH = 13 —> [OH-] dư = 0,1 —> nOH dư = 0,04

—> nOH ban đầu = 0,1 + 0,04 = 0,14

—> nOH trong Y = 0,28

nOH = 2nH2 + 2nO —> nO = 0,07

—> mX = mO/8,75% = 12,8 gam

 

Câu 14:

Amin đơn chức nên nAmin = nHCl = 0,2

—> M amin = 59: C3H9N

 

Câu 17:

Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là điện phân CaCl2 nóng chảy:

CaCl2 điện phân nóng chảy —> Ca + Cl2

 

Câu 20:

Trong phản ứng xảy ra Sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+ vì số oxi hóa của Fe tăng từ 0 lên +2 và số oxi hóa của Cu giảm từ +2 xuống 0

 

Câu 21:

nNaOH = a; nH2O = b; nC3H5(OH)3 = 0,055

—> a = b + 0,055.3

nO(X) = 2a, bảo toàn khối lượng:

16.2a/10,88% + 40a = 51,65  + 5,06 + 18b

—> a = 0,17; b = 0,005

Muối dạng C17HxCOONa (0,17 mol)

—> M muối = x + 271 = 51,65/0,17 —> x = 558/17

k của gốc C17Hx = (17.2 + 1 – x)/2 = 37/34

—> nBr2 = 0,17k = 0,185

 

Câu 22:

Trung bình k mắt xích phản ứng với 1Cl2:

C2kH3kClk + Cl2 —> C2kH3k-1Clk+1 + HCl

—> %Cl = 35,5(k + 1)/(62,5k + 34,5) = 66,77%

—> k = 2

 

Câu 23:

Sai, sản phẩm este không tan nên có phân lớp.

Sai, thêm NaCl bão hòa để sản phẩm tách ra hoàn toàn.

Sai, H2SO4 có vai trò xúc tác và giữ H2O làm cân bằng dịch sang chiều tạo este.

Đúng, phản ứng este hóa thuận nghịch nên các chất tham gia đều còn dư.

 

Câu 24:

nCO2 = nH2O = 0,2 —> X là este no, đơn chức, mạch hở.

nX = (mX – mC – mH)/32 = 0,05

—> Số C = nCO2/nX = 4: X là C4H8O2 -® Công thức CH3COOC2H5 là phù hợp.

 

Câu 25:

Axit:

CH3-CH2-CH2-COOH

(CH3)2CH-COOH

Este:

HCOO-CH2-CH2-CH3

HCOO-CH(CH3)2

CH3-COO-CH2-CH3

CH3-CH2-COO-CH3

 

Câu 26:

CH3NHCH3 có tính bazơ mạnh hơn C2H5NH2 vì chúng đều là amin no, cùng C nhưng CH3NHCH3 bậc 2 còn C2H5NH2 bậc 1.

 

Câu 27:

nH2SO4 = nBaSO4 = 0,715

Z + NaOH —> Dung dịch chứa SO42- (0,715), bảo toàn điện tích —> nNa+ = 1,43

Bảo toàn Na —> nNaNO3 = 1,43 – 1,285 = 0,145

nNH4+ = nNH3 = 0,025

Đặt nH2 = a, bảo toàn H —> nH2O = 0,665 – a

nOH trong ↓ = 1,285 – 0,025 = 1,26

—> m kim loại trong ↓ = 46,54 – 1,26.17 = 25,12

Bảo toàn khối lượng:

31,36 + 0,715.98 + 0,145.85 = 25,12 + 0,715.96 + 0,145.23 + 0,025.18 + 5,14 + 18(0,665 – a)

—> a = 0,05

X gồm kim loại (25,12 gam), O (b mol) và CO2 (c mol)

—> mX = 25,12 + 16b + 44c = 31,36 (1)

nY = nNO + nN2 + c + 0,05 = 0,2

mY = 30nNO + 28nN2 + 44c + 2.0,05 = 5,14

—> nNO = 0,42 – 8c

và nN2 = 7c – 0,27

Bảo toàn N —> (0,42 – 8c) + 2(7c – 0,27) + 0,025 = 0,145 (2)

(1)(2) —> b = 0,28 và c = 0,04

Bảo toàn O: 4nFe3O4 + 3nFeCO3 = b + 2c

—> nFe3O4 = 0,06

—> %Fe3O4 = 44,39%

 

Câu 28:

Phương pháp thủy luyện có thể dùng kim loại có tính khử mạnh hơn Ag để khử ion Ag+ trong nước —> A là phương pháp thuỷ luyện.

 

Câu 30:

Ăn mòn điện hóa xuất hiện khi có cặp điện cực, tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với môi trường điện li.

—> Chọn A:

Zn + Cu2+ —> Cu + Zn2+

Cu sinh ra bám vào Zn tạo cặp điện cực Zn-Cu

 

Câu 31:

nCa(OH)2 = 0,2; nNaOH = 0,1 —> nOH = 0,5

nCO2 = 0,4 —> nOH-/nCO2 = 1,25

—> Tạo CO32- (x) và HCO3 (y)

—> x + y = 0,4 và 2x + y = 0,5

—> x = 0,1; y = 0,3

nCO32- = 0,1; nCa2+ = 0,2 —> nCaCO3 = 0,1

—> mCaCO3 = 10 gam

 

Câu 33:

Có 3 kim loại phản ứng:

M + Pb(NO3)2 —> M(NO3)2 + Pb

(Trong đó M là Ni, Fe, Zn)

 

Câu 35:

CH3COOC2H5 + NaOH —> CH3COONa + C2H5OH

nCH3COOC2H5 = 0,1; nNaOH = 0,155

—> Chất rắn gồm CH3COONa (0,1) và NaOH dư (0,055)

—> m rắn = 10,4 gam

 

Câu 36:

nAg = 2nC6H12O6 = 0,3

—> mAg = 32,4 gam

 

Câu 38:

Ca(OH)2 dư nên nCO2 = nCaCO3 = 0,05

-® nO bị lấy = nCO2 = 0,05

—> m = 2,32 + mO = 3,12 gam

 

Câu 39:

nNaOH = (4,85 – 3,75)/22 = 0,05

X dạng R(COOH)r (0,05/r mol)

—> MX = R + 45r = 3,75r/0,05

—> R = 30r

—> r = 1, R = 30: NH2-CH2-COOH

 

Câu 40:

nC6H7O2(ONO2)3 = 0,1 kmol

[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 —> [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

—> nHNO3 = 0,3 kmol

—> mHNO3 = 0,3.63/90% = 21 kg

 

 

admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *