File word đề thi HSG Sinh 9 Tỉnh Quảng Ngãi – năm học 2022 – 2023
Đề thi HSG Sinh 9 Tỉnh Quảng Ngãi – năm học 2022 – 2023
Câu 1. (4,0 điểm)
1.1. Thế nào là lai phân tích? Người ta thực hiện phép lai phân tích nhằm mục đích gì? Lấy ví dụ minh họa.
1.2. Ở một loài thực vật, khi lai hai cơ thể thuần chủng thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng được $\mathrm{F}_1$ đồng tính thân cao, hoa đỏ. Cho $\mathrm{F}_1$ giao phấn với một cây chưa biết kiểu gen (cây $\mathrm{M}$ ) thì thu được $\mathrm{F}_2$ gồm 2370 cây thân cao, hoa đỏ và 789 cây thân thấp, hoa trắng.
Xác định kiểu gen của cây $F_1$, cây $M$ và viết sơ đồ lai của phép lai trên. Biết mỗi gen quy định một tính trạng.
Câu 2. (4,0 điểm)
2.1. Khi quan sát quá trình phân bào của các tế bào $(2 \mathrm{n})$ thuộc cùng một mô sinh dưỡng ở một loài sinh vật, một học sinh vẽ lại được sơ đồ với đầy đủ các giai đoạn khác nhau của quá trình phân bào này như sau:
Hãy cho biết mỗi nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
a) Quá trình phân bào của các tế bào này là quá trình giảm phân.
b) Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài trên là $2 n=4$.
c) Thứ tự các giai đoạn xảy ra là (e) $\rightarrow$ (c) $\rightarrow$ (d) $\rightarrow$ (b) $\rightarrow$ (a).
2.2. Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể lươnng bội $2 \mathrm{n}=8$. Ở vùng sinh sản của một cá thể, xét 3 tế bào sinh dục sơ khai đều nguyên phân liên tiếp 9 đợt. Có $1,5625 \%$ số tế bào con tạo ra ở lần nguyên phân cuối cùng trải qua giảm phân tạo giao tử.
a) Xác định số nhiễm sắc thể đơn mà môi trường cung cấp cho các tế bào nói trên thực hiện quá trình giảm phân.
b) Xác định số lượng giao tử tạo thành. Nếu tất cả giao tử tạo thành đều tham gia thụ tinh với hiệu suất $12,5 \%$, hãy tính số hợp tử.
Câu 3. (4,0 điểm)
3.1. Cho sơ đồ sau: Gen (một đoạn $\mathrm{ADN}) \stackrel{(1)}{\rightarrow} \mathrm{mARN} \stackrel{(2)}{\rightarrow}$ Prôtêin $\stackrel{(3)}{\rightarrow}$ Tính trạng.
a) Xác định tên của các quá trình (1) và (2).
b) Nêu bản chất mối quan hệ của các quá trình (1), (2) và (3).
3.2.
a) Trên mạch 1 của phân tử $\mathrm{ADN}$ có tỉ lệ $\frac{\mathrm{A}+\mathrm{G}}{\mathrm{T}+\mathrm{X}}=0,8$ thì tỉ lệ này trên mạch 2 và trên cả phân tử $A D N$ là bao nhiêu?
b) Trên một mạch của gen có tỉ lệ các loại nuclêôtit là $15 \% \mathrm{~A}$ và $20 \%$ T. Hãy xác định tỉ lệ \% các loại nuclêôtit của cả gen.
Câu 4. (3,0 điểm)
4.1. Xét một cơ thể bình thường có kiểu gen Dd. Do đột biến xảy ra đã làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen $\mathbf{0 d}$. đó?
Em hãy cho biết loại đột biến nào đã có thể xảy ra? Cơ chế phát sinh các đột biến
4.2. Một gen dài $5100 \mathrm{~A}^{\circ}$ có $\mathrm{A}=2 \mathrm{G}$. Một đột biến liên quan tới 1 cặp nuclêôtit làm thay đổi 1 liên kết hidro nhưng không làm thay đổi chiều dài gen. Gen đột biến tự nhân đôi 3 lần cần môi trường cung cấp 3507 nuclêôtit loại $\mathrm{G}$. Xác định dạng đột biến và số nuclêôtit mỗi loại cung cấp cho quá trình tự nhân đôi trên của gen đột biến.
Câu 5. (2,0 điểm)
5.1. Ở người cũng có các hiện tượng di truyền và biến dịi giống như các sinh vật khác. Tuy nhiên, việc nghiên cứu di truyền ở người gặp một số khó khăn nhất định. Vì vậy, người ta đã đưa ra một số phương pháp nghiên cứu thích hợp. Em hãy cho biết:
a) Những khó khăn chính khi nghiên cứu di truyền ở người.
b) Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
5.2. Gọi $\mathrm{d}$ là gen lặn quy định bệnh teo cơ. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính $\mathrm{X}$, không có alen trên nhiễm sắc thể $\mathrm{Y}$.
Một cặp vợ chồng bình thường sinh con trai mắc bệnh teo cơ. Hãy cho biết kiểu gen của đứa trẻ và kiểu gen của bố mẹ trong gia đình trên.
Câu 6. (3,0 điểm)
6.1. Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. Có bốn loại môi trường chủ yếu, đó là môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên mặt đất – không khí (môi trường trên cạn) và môi trường sinh vật.
Trên một cánh đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Phân bò thải xuống lại làm thức ăn cho giun đất.
Hãy cho biết môi trường sống của các loài sinh vật nêu trên.
6.2. Đồ thị sau đây thể hiện sự tác động của nhiệt độ lên tốc độ sinh trưởng của cá rô phi ở Việt Nam.
Đồ thị giới hạn nhiệt độ của cả rô phi ơ Việt Nam
a) Hãy chú thích các ký hiệu (a), (b), (c), (d) và (e) ở đồ thị trên.
b) Vi sao ở nước ta, cá chép lại sống được nhiều vùng khác nhau hơn cá rô phi?
Biết rằng cá chép có giới hạn nhiệt độ từ $2^{\circ} \mathrm{C}-44^{\circ} \mathrm{C}$.
Có thể bạn quan tâm: File word đề thi HSG Sinh 9 Tỉnh Phú Thọ – năm học 2022 – 2023
Tham gia nhóm facebook Wtailieu đề đưa lên hình ảnh, file PDF nhận về file word ngay nào