File word Đề thi vào 10 Chuyên Hóa Tỉnh Cà Mau – Năm học 2023 – 2024
File word Đề thi vào 10 Chuyên Hóa Tỉnh Cà Mau – Năm học 2023 – 2024
Bài 1. (2,5 điểm)
1.1. Viết các phương trình hóa học minh họa cho các thí nghiệm sau:
a) Cho mẩu kim loại Ca vào ống nghiệm chứa dung dịch FeCl2, sau khi phản ứng hết, đổ hỗn hợp sản phẩm lên đĩa thùy tinh và phơi ngoài không khí.
b) Cho bột Cu vào axit sunfuric đậm đặc rồi đun nóng, dẫn khí sinh ra cho qua dung dich Ca(OH)2.
1.2. Từ các chất $\mathrm{KMnO}_4, \mathrm{BaCl}_2, \mathrm{H}_2 \mathrm{SO}_4, \mathrm{Fe}$; dụng cụ và điều kiện có đủ. Hãy viết các phương trình phản ứng để điều chế các khí sau: $\mathrm{O}_2 ; \mathrm{HCl} ; \mathrm{SO}_2 ; \mathrm{H}_2$.
Bài 2. (2,5 điểm)
2.1.Từ tinh bột, các chất vô cơ, các chất xúc tác và dụng cụ có đủ. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế: $\mathrm{CH}_3 \mathrm{COOC}_2 \mathrm{H}_5, \mathrm{C}_2 \mathrm{H}_5-\mathrm{O}-\mathrm{C}_2 \mathrm{H}_5, \mathrm{CH}_4, \mathrm{C}_2 \mathrm{H}_2, \mathrm{C}_2 \mathrm{H}_4, \mathrm{C}_2 \mathrm{H}_6$ ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có).
2.2. A, B, C là ba chất hữu cơ có tính chất như sau:
– Khi đốt cháy $\mathrm{A}, \mathrm{B}$ đều thu được số mol CO2 bằng số mol của H2O.
– Chất A tác dụng được với Na và NaOH.
– Chất $\mathrm{B}$ làm mất màu dung dịch brom.
– Chất C tác dụng được với Na.
Hãy xác định công thức cấu tạo thu gọn của các chất $\mathrm{A}, \mathrm{B}, \mathrm{C}$ (không cần viết phương trình phản ứng). Biết $\mathrm{A}, \mathrm{B}, \mathrm{C}$ là những chất có trong số các chất sau: $\mathrm{C}_3 \mathrm{H}_4, \mathrm{C}_2 \mathrm{H}_4$, $\mathrm{C}_3 \mathrm{H}_4 \mathrm{O}_2, \mathrm{C}_2 \mathrm{H}_4 \mathrm{O}_2, \mathrm{C}_3 \mathrm{H}_8 \mathrm{O}$.
Bài 3. (2,0 điểm)
3.1. Bằng phương pháp hóa học và không dùng thêm hóa chất nào khác, hãy nhận biết 5 dung dịch đụng riêng biệt bị mất nhãn sau: $\mathrm{BaCl}_2, \mathrm{MgCl}_2, \mathrm{AlCl}_3, \mathrm{NaOH}_2, \mathrm{H}_2 \mathrm{SO}_4$.
Viết phương trình hóa học của các phản ứng xày ra.
3.2. Cho hỗn hợp gồm: $\mathrm{Al}_2 \mathrm{O}_3, \mathrm{Cu}, \mathrm{Fe}_2 \mathrm{O}_3$ vào $\mathrm{H}_2 \mathrm{SO}_4$ loãng, dư sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch $\mathrm{X}$ và chất rắn $\mathrm{Y}$. Cho từ từ dung dịch $\mathrm{NaOH}$ tới dư vào dung dịch $\mathrm{X}$ thu được dung dịch $\mathrm{Z}$ và kết tủa $\mathrm{M}$.
Xác định thành phần các chất trong X, Y, Z, M. Viết các phương trình hóa học xày ra.
Bài 4. (2,0 điểm)
4.1. Để hòa tan hết 3,9 gam kim loại $\mathrm{X}$ cần dùng $\mathrm{V} \mathrm{ml}$ dung dịch $\mathrm{HCl}$ và có 1,344 lít $\mathrm{H}_2$ bay ra (ở đktc). Mặt khác để hòa tan hoàn toàn 3,2 gam oxit kim loại $\mathrm{Y}$ có dạng $\mathrm{Y}_2 \mathrm{O}_{\mathrm{m}}$ cũng cần dùng $\mathrm{V} \mathrm{ml}$ dung dịch $\mathrm{HCl}$ ở trên. Hỏi $\mathrm{X}, \mathrm{Y}$ là kim loại gì?
4.2. Cho hỗn hợp $\mathrm{A}$ dạng bột gồm $\mathrm{Mg}$ và $\mathrm{Al}$. Lấy 12,6 gam hỗn hợp $\mathrm{A}$ cho tác dụng vừa đủ vơi $300 \mathrm{ml}$ dung dịch hỗn họp $\mathrm{HCl}$ có nồng độ $\mathrm{C}_1$ mollit và $\mathrm{H}_2 \mathrm{SO}_4$ loāng có nồng độ $\mathrm{C}_2 \mathrm{~mol} /$ lit. Biết $\mathrm{C}_1=2 \mathrm{C}_2$. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B và 13,44 lit $\mathrm{H}_2$ (đktc).
a) Xác định C1 và C2.
b) Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp $\mathrm{A}$.
Bài 5. (1,0 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 1,68 lit (đktc) hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon Y và $\mathrm{Z}\left(\mathrm{M}_{\mathrm{Y}}>\mathrm{Mz}_{\mathrm{z}}\right)$ Cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong thu 7,5 gam kết tùa và $500 \mathrm{ml}$ dung dịch muối có nồng độ $0,05 \mathrm{M}$, dung dịch này có khối lượng nặng hơn khối lượng nước vôi trong đã dùng là 0,7 gam. Xác định công thức phân tử 2 hidrocacbon biết rằng số mol của Z bằng một nửa số $\mathrm{mol}$ của Y.
(Cho: H=1 ; Cl=35,5 ; Mg=24 ; Al=27 ; S=32 ; O=16 ; C=12 ; Fe=56 ; Zn=65; Ca=40 ; K=39 ; Na=23 ; Cu=64 ; Ag=108)
———————–Hết ————————