Đề HSG Hóa 9 Đề thi vào 10 Chuyên Quốc Học Huế – Năm học 2020 – 2021
Đề HSG Hóa 9 Đề thi vào 10 Chuyên Quốc Học Huế – Năm học 2020 – 2021
Câu 1: (2,0 điểm)
- Cho hỗn hợp rắn gồm FeCl3, AgCl, CaCO3, NaCl. Hãy trình bày phương pháp để tách riêng từng chất rắn ra khỏi hỗn hợp trên. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
- Từ xenlulozơ và các chất vô cơ cần thiết (các điều kiện cần thiết có đầy đủ), viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (ghi rõ điều kiện của phản ứng nếu có) để điều chế: Đibrometan, polietilen, metyl clorua.
Câu 2: (2,5 điểm)
- Trong phòng thí nghiệm, có 5 lọ chứa hóa chất bị mất nhãn được đánh số từ 1 đến 5, mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: Ba(NO3)2, Na2CO3, MgCl2, K2SO4, Na3PO4. Hãy xác định dung dịch có trong mỗi lọ, viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. Biết rằng khi tiến hành thí nghiệm với dung dịch ở 5 lọ, thu được kết quả như sau:
– Lọ số 1 tạo kết tủa trắng với lọ số 3 và lọ số 4.
– Lọ số 2 tạo kết tủa trắng với lọ số 4.
– Lọ số 3 tạo kết tủa trắng với lọ số 1 và lọ số 5.
– Lọ số 4 tạo kết tủa trắng với lọ số 1, 2 và lọ số 5.
– Các kết tủa sinh ra do lọ số 1 lần lượt tác dụng với lọ số 3 và lọ số 4 đều dễ bị phân hủy tạo oxit kim loại
- Hãy xác định các chất A, B, D, E, F, G, H, X, Y trong sơ đồ dưới đây và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (ghi rõ điều kiện của phản ứng nếu có, mỗi mũi tên là 1 phản ứng).
Biết rằng: – X, Y là các hợp chất vô cơ; A, B, D, E, F, G, H là các hợp chất hữu cơ.
– Đốt cháy hoàn toàn 1,38 gam D thì chỉ thu được 2,64 gam CO2 và 1,62 gam nước.
– Khối lượng mol các chất D, E, F, G, X, Y thỏa điều kiện: MD < MF < ME; MD + ME = MY ; MC = 2MX.
Câu 3: (1,5 điểm)
Nung 31,32 gam hỗn hợp X gồm FexOy và sắt (II) cacbonat trong không khí đến khối lượng không đổi. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được 26,40 gam một oxit sắt duy nhất và V lít (đktc) khí CO2. Hấp thụ hết lượng khí CO2 vào 120 ml dung dịch Ca(OH)2 1M, kết thúc phản ứng thu được 9,00 gam kết tủa.
- Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
- Hãy xác định công thức FexOy, tính V và phần trăm về khối lượng của FexOy trong hỗn hợp rắn X.
Câu 4: (2,5 điểm)
1) Chia m gam hỗn hợp X gồm rượu etylic, axit axetic và etyl axetat làm 3 phần.
Phần 1: Có khối lượng 3,58 gam, cho tác dụng với dung dịch KHCO3 dư thu được 0,672 lít khí (đktc).
Phần 2: Tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 5,40 gam NaOH đun nóng.
Phần 3: Có khối lượng gấp đôi phần 1, cho tác dụng với Na dư thu được 0,896 lít khí (đktc).
Hãy tính m và phần trăm về khối lượng của etyl axetat trong hỗn hợp X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
2) Trộn 3 oxit kim loại là Fe2O3, CuO và MO lần lượt theo tỉ lệ mol là 2 : 3 : 1 (M có hóa trị không đổi) được hỗn hợp X. Dẫn một luồng khí CO dư đi qua 12,00 gam X nung nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan toàn bộ lượng Y vào trong dung dịch H2SO4 đậm đặc nóng dư, sau khi phản ứng kết thúc thì thấy lượng H2SO4 đậm đặc đã phản ứng là 0,38 mol và sinh ra V lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất).
a) Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b) Xác định kim loại M và tính giá trị V.
Câu 5: (1,5 điểm)
Hỗn hợp A gồm 3 hiđrocacbon X, Y, Z là các chất khí ở điều kiện thường (trong đó X và Z có cùng số nguyên tử hiđro, Y và Z có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít hỗn hợp A (đktc), hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng 1 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M thu được 7,50 gam kết tủa và dung dịch B có khối lượng tăng 0,97 gam so với dung dịch ban đầu. Mặt khác, khi dẫn hỗn hợp A qua dung dịch brom dư thì chỉ có 1 chất khí duy nhất thoát ra với thể tích chiếm từ 50% đến 70% thể tích hỗn hợp A
Tính phần trăm về khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp A. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cho: H = 1 ; O = 16 ; C = 12; Cl = 35,5 ; Br = 80 ; S = 32 P =31; ; N = 14
Na = 23 ; K= 39 ; Ca = 40 ; Al = 27 ; Mg = 24 ; Fe = 56 ; Cu = 64 ; Zn = 65; Ag = 108 ; Ba = 137; Pb = 207
——— HẾT ———
Gửi tặng thầy cô Kế hoạch dạy học KHTN (Hóa) 8 2324