Đề Dự bị chuyên hóa Lâm Đồng – Năm học 2018 – 2019
Đề Dự bị chuyên hóa Lâm Đồng – Năm học 2018 – 2019
Câu 1: (2,5 điểm)
Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học cho các trường hợp sau:
- Nhỏ từ từ và khuấy đều 20ml dung dịch AlCl3 0,5M vào ống nghiệm đựng 20ml dung dịch NaOH 2M.
- Cho kim loại K vào dung dịch FeSO4 rồi để ra ngoài không khí.
- Dẫn khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch nước vôi trong.
Câu 2: (3.0 điểm)
- Chỉ dùng thêm nước và các điều kiện thí nghiệm cần thiết, hãy nêu phương pháp nhận biết 5 chất rắn màu trắng đựng riêng biệt trong 5 lọ sau: KCl, Ba(HCO3)2, K2CO3, MgCl2, K2SO4.
- Trình bày phương pháp hóa học nhận biết sự có mặt của các khí sau trong cùng một hỗn hợp: CO2, SO3, C2H2, H2.
Câu 3: (4.5 điểm)
- Cho sơ đồ sau:
Biết A, B, C, D, E là các hợp chất của Cu. Xác định A, B, C, D, E và viết các phương trình hoá học xảy ra.
- Hỗn hợp X gồm các chất Fe2O3, Al2O3, CuO. Trình bày phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp mà không làm thay đổi khối lượng của chúng.
Câu 4: (1.0 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 2,64 gam một hiđrocacbon A thu được 4,032 lít khí CO2 (đktc). Tìm công thức phân tử của A.
Câu 5: (1.5 điểm)
Hòa tan 0,2 mol CuO bằng dung dịch axit H2SO4 20% (vừa đủ) được dung dịch A. Làm nguội dung dịch A tới 100C được dung dịch B và có m (gam) CuSO4.5H2O tách ra. Tính m, biết độ tan của CuSO4 ở 100C là 17,4 g.
Câu 6: (2.0 điểm)
Để hòa tan 7,8 gam kim loại X cần dùng V (ml) dung dịch HCl, sau phản ứng thấy có 2,688 lít khí H2 thoát ra (đo ở đktc). Mặt khác để hòa tan 3,2 gam oxit kim loại Y cần dùng $\frac{V}{2}$ (ml) dung dịch HCl ở trên. Tìm X và Y.
Câu 7: (2.5 điểm)
Một hỗn hợp gồm khí CH4 và C2H4 có thể tích 5 lít được trộn lẫn với 5 lít khí Hiđro rồi nung đến 2500C có bột Ni xúc tác cho đến khi phản ứng kết thúc. Sau khi trở lại những điều kiện lúc đầu về nhiệt độ và áp suất thì thể tích tổng cộng chỉ còn lại 8 lít được dẫn qua dung dịch Brom. Hỏi:
- Dung dịch Brom có bị mất màu không?
- Tính thành phần % theo thể tích của CH4 và C2H4 trong hỗn hợp lúc đầu.
- Nếu thay C2H4 bằng cùng thể tích của C2H2 thì sau phản ứng thể tích tổng cộng bằng bao nhiêu?
Câu 8: (3.0 điểm)
Thủy phân m (gam) tinh bột trong môi trường axit (hiệu suất phản ứng đạt 72%), thu lấy toàn bộ lượng glucozơ và chia làm hai phần:
– Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư), phản ứng hoàn toàn được 24,03 gam Ag.
– Phần 2: Thực hiện phản ứng lên men rượu (hiệu suất phản ứng đạt 80%). Chưng cất cho đến hết lượng ancol thu được và điều chỉnh thể tích bằng nước cất thấy thu được 287,5 ml dung dịch ancol etylic 750. Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8 g/ml. Tính m.
(Cho biết: C = 12; H = 1; O = 16; Fe = 56; Cu = 64; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80;
Ag = 108; N = 14; Zn = 65; Mg = 24; Ca = 40)