Đề HSG Hóa 9 Đề thi vào 10 Chuyên Lam Sơn – Năm học 2020 – 2021

Đề HSG Hóa 9 Đề thi vào 10 Chuyên Lam Sơn – Năm học 2020 – 2021

Câu 1. (1,0 điểm)

  1. Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử của hai nguyên tố A và B là 78, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Số hạt mang điện của nguyên tử nguyên tố A nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử nguyên tố B là 28 hạt. Xác định số proton trong hai nguyên tố A và B.
  2. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi trộn dung dịch NaHCO3 với dung dịch KOH và Ba(NO3)2.

Câu 2. (1,0 điểm)

Tìm các chất để thay cho các chữ cái trong ngoặc (), sau đó hoàn thành các phương trình hóa học sau:

(1). MnO2 + HCl $\xrightarrow{{{t}^{0}}C}$ (A) + (B)$\uparrow $ + (T)

(2). (B) + KOH $\xrightarrow{{{100}^{0}}C}$ (Y) + (Z) + (T)

(3). (B) + NaOH  $\xrightarrow{nhie\ddot{a}t\ \tilde{n}o\ddot{a}\ th\ddot{o}\hat{o}ng}$ (D) + (E) + (T)

(4). (D)  $\xrightarrow{\tilde{n}ie\ddot{a}n\ pha\hat{a}n\ no\grave{u}ng\ cha\hat{u}y}$  (F) + (B) $\uparrow $

(5). (D) + (T) $\xrightarrow{\tilde{n}ie\ddot{a}n\ pha\hat{a}n\ dung\ d\grave{o}ch\ co\grave{u}\ mang\ nga\hat{e}n}$  NaOH + (B) $\uparrow $ + (G) $\uparrow $

(6). (F) + (T) $\to $ NaOH + (G) $\uparrow $

(7). (B) + (G) $\xrightarrow{a\grave{u}nh\ sa\grave{u}ng}$ HCl

(8). (Z) + HCl $\to $ (Y) + (B) $\uparrow $ + (T)

Câu 3. (1,0 điểm)

Cho hỗn hợp gồm Al2O3, Cu, Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X và chất rắn Y. Lọc bỏ chất rắn Y, sau đó cho từ từ dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch X thu được dung dịch Z và kết tủa M. Lọc tách kết tủa M, rửa sạch và nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn N. Cho khí H2 dư đi qua N nung nóng thu được chất rắn P. Sục CO2 tới dư vào dung dịch Z thu được kết tủa Q. biết các phương trình phản ứng trên đều xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

Có thể bạn quan tâm  File word Đề thi vào 10 Chuyên Hóa Quảng Nam – Năm học 2023 – 2024

Câu 4. (1,0 điểm)

Trong một bình kín có chứa hỗn hợp khí sau: CO2, CO, H2, SO2, SO3. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết sự có mặt của các khí trên trong hỗn hợp.

Câu 5. (1,0 điểm)

Viết phương trình hóa học xảy ra khi:

  1. Đun nóng este CH3COOC2H5 với dung dịch axit clohiđric.
  2. Đun nóng chất béo (C17H35COO)3C3H5 với dung dịch natri hiđroxit.
  3. Điều chế trực tiếp axit axetic từ CH3CH2CH2CH3.
  4. Sục khí etilen vào ống nghiệm đựng dung dịch KMnO4.

Câu 6. (1,0 điểm)

  1. Từ tinh bột, không khí, các điều kiện và xúc tác cần thiết có đủ. Viết các phương trình hóa học điều chế CH3COOC2H5.
  2. Công thức của một hợp chất hữu cơ A (chỉ chứa một loại nhóm chức, mạch hở) có dạng CxHyOz (x$\le $2), A tác dụng được với dung dịch NaOH. Hãy xác định công thức cấu tạo của A và viết phương trình hóa học xảy ra giữa A và dung dịch NaOH.

Câu 7. (1,0 điểm)

Đốt cháy m gam cacbon trong oxi thu được hỗn hợp khí A gồm CO và CO2. Cho hỗn hợp khí A đi từ từ qua ống khí đựng 23,2 gam Fe3O4 nung nóng đến phản ứng kết thúc thu được chất rắn B chứa 3 chất (Fe, FeO, Fe3O4) và khí D duy nhất. Hấp thụ hoàn toàn khí D bởi dung dịch Ba(OH)2 thu được 19,7 gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X thu thêm 14,775 gam kết tủa nữa thì kết thúc phản ứng. Cho toàn bộ chất rắn B vào dung dịch CuSO4 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì lượng CuSO4 đã phản ứng là 0,03 mol và đồng thời thu được 21,84 gam chất rắn E.

  1. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
  2. Tính giá trị của m và tỉ khối hơi của A so với H2.
Có thể bạn quan tâm  Đề thi thử TN THPT môn Hóa – THPT Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa - 025

Câu 8. (1,0 điểm)

Hỗn hợp A gồm Al và Fe2O3. Nung A (trong điều kiện không có không khí) thu được hỗn hợp B. Nghiền nhỏ, trộn đều và chia B thành hai phần (trong đó phần 2 có khối lượng nhiều hơn phần 1 là 134 gam):

  • Phần 1: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 16,8 lít khí H2.
  • Phần 2: cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 84 lít khí H2.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các thể tích khí đều đo ở đktc.

  1. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
  2. Tính khối lượng sắt có trong hỗn hợp B.

Câu 9. (1,0 điểm)

A là rượu có công thức CqHzOH, B là axit có công thức CpHtCOOH. Trộn a gam A với b gam B rồi chia thành 3 phần bằng nhau:

  • Phần 1: Tác dụng với Na dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít khí H2 (đktc).
  • Phần 2: đốt cháy hoàn toàn thu được 39,6 gam CO2.
  • Phần 3: đun nóng với một ít H2SO4 đặc thu được 10,2 gam este (biết hiệu suất phản ứng đạt 100%). Đốt cháy hoàn toàn 5,1 gam este tạo ra 11 gam CO2 và 4,5 gam H2
  1. Xác định công thức của A, B.
  2. Tính giá trị của a, b.

Câu 10. (1,0 điểm)

  1. Nêu cách pha loãng axit sunfuric đậm đặc trong phòng thí nghiệm. Giải thích.
  1. Trong phòng thí nghiệm có 3 lọ mất nhãn đựng ba dung dịch HCl, H2SO4, NaOH có cùng nồng độ CM. Chỉ dùng phenolphtalein và các dụng cụ cần thiết hãy phân biệt ba dung dịch trên.

Cho nguyên tử khối của một số nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16;

Na=23; Al=27; S=32; Cl=35,5; Fe=56; Cu=64; Ba=137.

……………….. Hết …………………

admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *