Đề thi HKI hóa lớp 10 THPT Nguyễn Khuyến (Bình Dương) – Năm học 2022 – 2023
Đề thi HKI hóa lớp 10 THPT Nguyễn Khuyến (Bình Dương) – Năm học 2022 – 2023
PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Ví trí của nguyên tố có $Z=15$ trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 4, nhóm VIB
B. Chu kì 4, nhóm IIA
C. Chu kì 3, nhóm VA
D. Chu kì 3, nhóm IIB
Câu 2. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. electron và neutron.
B. electron, proton và neutron
C. neutron và electron.
D. proton và neutron.
Câu 3. Số neutron trong nguyên tử $~_{3}^{7}\text{Li}$ là
A. 4 .
B. 7 .
C. 11 .
D. 3 .
Câu 4. Sự phân bố electron theo ô orbital nào dưới đây là đúng?
A.
B.
C.
$\uparrow \uparrow $ | $\uparrow $ | $\uparrow $ |
D.
Câu 5. Có 3 nguyên tử. $~_{6}^{12}X;~_{7}^{14}Y;~_{6}^{14}Z$. Những nguyên từ nào là đồng vị của một nguyên tố?
A. $\text{X},\text{Y}$.
B. Y, Z.
C. X, Y, Z.
D. $X,Z$.
Câu 6. Nguyên tố $T$ có 3 lớp electron, lớp 3 có 7 electron, nguyên tố $T$ có số hiệu nguyên tử là
A. 7 .
B. 17.
C. 19 .
D. 9 .
Câu 7. Số liên kết $\sigma $ và $\pi $ có trong phân tử $\text{H}-\text{C}\equiv \text{C}-\text{H}$ lần lượt là
A. 2 và 3
B. 3 và 1
C. 3 và 2
D. 2 và 2
Câu 8. Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử có số hiệu nào sau đây có xu hướng nhường 2 electron để đạt tới cấu hình electron bền vững theo quy tắc octet?
A. $Z=10$.
B. $Z=9$.
C. $Z=11$.
D. $Z=12$.
Câu 9. Cho các nguyên tử của các nguyên tố: ${{~}_{3}}\text{Li},{{~}_{8}}\text{O},{{~}_{9}}\text{ }\!\!~\!\!\text{ F},{{~}_{11}}\text{Na}$. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong dãy trên được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là:
A. F, O, Li, Na.
B. F, Na, O, Li.
C. F, Li, O, Na.
D. Li, Na, O, F.
Câu 10. Cho biết: $\text{H}\left( \text{Z}=1 \right);\text{N}\left( \text{Z}=7 \right);\text{Cl}\left( \text{Z}=17 \right)$. Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital $\text{p}-\text{p}$ ?
A. ${{\text{H}}_{2}}$
B. $\text{HCl}$
C. $\text{N}{{\text{H}}_{3}}$
D. $\text{C}{{\text{l}}_{2}}$
Câu 11. Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: $\text{F}\left( 3,98 \right);\text{O}\left( 3,44 \right);\text{C}\left( 2,55 \right);\text{H}\left( 2,20 \right);\text{Na}\left( 0,93 \right)$. Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?
A. $\text{NaF}$.
B. $\text{C}{{\text{O}}_{2}}$.
C. $\text{C}{{\text{H}}_{4}}$.
D. ${{\text{H}}_{2}}\text{O}$.
Câu 12. Cặp chất nào sau đây đều tạo được liên kết hydrogen giữa các phân tử ?
A. ${{\text{H}}_{2}}\text{ }\!\!~\!\!\text{ S},\text{HCl}$.
B. $\text{C}{{\text{H}}_{4}},\text{Si}{{\text{H}}_{4}}$.
C. $\text{P}{{\text{H}}_{3}},\text{N}{{\text{H}}_{3}}$.
D. $\text{HF},{{\text{H}}_{2}}\text{O}$.
Câu 13. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm $B$, được đánh số từ IB đến VIIIB. Vậy tổng số cột của các nhóm $B$ trong bảng tuần hoàn là
A. 8 .
B. 9 .
C. 10 .
D. 11 .
Câu 14. Cho biết: $N\left( Z=7 \right),O\left( Z=8 \right),F\left( Z=9 \right)$. Dãy gồm các đơn chất được sắp xếp theo thứ tự giảm dần năng lượng liên kết là:
A. ${{\text{N}}_{2}},{{\text{O}}_{2}},\text{ }\!\!~\!\!\text{ }{{\text{F}}_{2}}$.
B. ${{\text{F}}_{2}},{{\text{O}}_{2}},\text{ }\!\!~\!\!\text{ }{{\text{N}}_{2}}$.
C. ${{\text{O}}_{2}},\text{ }\!\!~\!\!\text{ }{{\text{F}}_{2}},\text{ }\!\!~\!\!\text{ }{{\text{N}}_{2}}$.
D. ${{\text{O}}_{2}},\text{ }\!\!~\!\!\text{ }{{\text{N}}_{2}},\text{ }\!\!~\!\!\text{ }{{\text{F}}_{2}}$.
Câu 15. Các nguyên tố có cấu hình electron $X:1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{1}};Z:1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}}3{{p}^{3}};Q:1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}}$. Tính kim loại tăng dần là:
A. Z, Q, X.
B. Z, X, Q.
C. $X,Q,Z$.
D. X, Z, Q.
Câu 16. Cho biết: ${{~}_{1}}\text{H},{{~}_{6}}\text{C},{{~}_{7}}\text{ }\!\!~\!\!\text{ N},{{~}_{8}}\text{O},{{~}_{11}}\text{Na},{{~}_{12}}\text{Mg},{{~}_{16}}\text{ }\!\!~\!\!\text{ S},{{~}_{17}}\text{Cl}$. Nhóm nào sau đây gồm các phân tử đều có liên kết “cho – nhận”?
A. $\text{NaCl},\text{C}{{\text{O}}_{2}}$.
B. $\text{N}{{\text{H}}_{4}}\text{N}{{\text{O}}_{3}},\text{HN}{{\text{O}}_{3}}$.
C. $\text{HCl},\text{MgC}{{\text{l}}_{2}}$.
D. ${{\text{H}}_{2}}\text{ }\!\!~\!\!\text{ S},\text{HCl}$. Câu 17. Sự phân bố electron không đồng đều trong một nguyên tử hay một phân tử hình thành nên
A. một ion dương.
C. một lưỡng cực vĩnh viễn.
B. một ion âm.
D. một lưỡng cực tạm thời.
Câu 18. Cho các phát biểu sau:
(1) Trong một chu kì đi từ trái qua phải tính kim loại tăng dần.
(2) Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là fluorine.
(3) Những nguyên tử đồng vị thì có cùng số proton.
(4) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một cột.
(5) Các nhóm $\text{A}$ có số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm.
Số phát biểu sai là
A. 1 .
B. 2 .
C. 3 .
D. 4 .
Câu 19. Anion ${{X}^{2-}}$ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là $3{{p}^{6}}$. Công thức oxide cao nhất của $X$, hydroxide tương ứng và tính acid – base của chúng lần lượt là:
A. $\text{XO}$ (basic oxide), $\text{X}{{(\text{OH})}_{2}}$ (base).
C. $\text{X}{{\text{O}}_{3}}$ (acidic oxide), ${{\text{H}}_{2}}\text{X}{{\text{O}}_{4}}$ (acid).
B. ${{\text{X}}_{2}}\text{O}$ (basic oxide), $\text{XOH}$ (base).
D. $\text{X}{{\text{O}}_{2}}$ (acidic oxide), ${{\text{H}}_{2}}\text{X}{{\text{O}}_{3}}$ (acid).
Câu 20. ở Trạng thái cơ bản:
Phân lớp electron ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố $X$ là $n{{p}^{2n+1}}$.
Tổng số electron trên các phân lớp $\text{p}$ của nguyên tử nguyên tố $\text{Y}$ là 7 .
Số hạt mang điện trong nguyên tử Z nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử X là 20 hạt. Phát biểu nào sau đây là sai ?
Nguyên tố $\text{X}$ và $\text{Y}$ thuộc 2 chu kì kế tiếp.
C. Oxide và hyđroxide của $\text{Z}$ có tính base.
B. X là nguyên tố có tính phi kim mạnh.
D. Tính kim loại của $\text{Y}$ mạnh hơn $\text{Z}$.
PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Cho nguyên tố $R\left( Z=16 \right)$.
a) Viết cấu hình electron nguyên tử $\text{R}$ và phân bố electron theo orbital. $\text{R}$ là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm ?
b) Xác định vị trí $\text{R}$ trong bảng tuần hoàn hóa học (chu kì, nhóm).
c) Viết công thức oxide cao nhất và công thức hydroxide tương ứng của $R$.
Câu 2. (2 điểm) Cho biết: $\text{Na}\left( \text{Z}=11 \right),\text{C}\left( \text{Z}=6 \right),\text{O}\left( \text{Z}=8 \right);\text{Fe}\left( \text{Z}=26 \right)$.
a) Giải thích sự hình thành liên kết ion trong phân tử $\text{N}{{\text{a}}_{2}}\text{O}$.
(Bước 1: viết các quá trình nhương – nhận electron tù các nguyên tủ̉ thành ion turong ứng, kèm cấu hình electron. Bước 2 : các ion trái dấu hút nhau tạo thành hơp chất).
b) Viết công thức electron và công thức Lewis của phân tử $\text{C}{{\text{O}}_{2}}$. Cho biết số cặp electron chưa tham gia tạo liên kết (cặp electron hoá trị riêng) trong phân tử $\text{C}{{\text{O}}_{2}}$.
Câu 3. (1 điểm)
a) Trong tự nhiên chlorine có hai đồng vị bền: $~_{17}^{37}\text{Cl}$ chiếm $24,23\text{ }\!\!%\!\!\text{ }$ tổng số nguyên tử, còn lại là $~_{17}^{35}\text{Cl}$. Tính nguyên tử khối trung bình của chlorine. Tính thành phần % theo khối lượng của $~_{17}^{35}\text{Cl}$ trong tinh thể $\text{CaC}{{\text{l}}_{2}}\cdot 4{{\text{H}}_{2}}\text{O}$. (các kết quả làm tròn đến hai chũ số thạp phân).
(Cho biết nguyên tử khối trung bình: $\text{Ca}=40,08;\text{O}=15,99;\text{H}=1$ ).
b) Cho biết khối lượng phân tử của nước $\left( {{\text{H}}_{2}}\text{O} \right)$, ammonia $\left( \text{N}{{\text{H}}_{3}} \right)$, methanne $\left( \text{C}{{\text{H}}_{4}} \right)$ lần lượt bằng: 18, 17, 16. Nước sôi ở ${{100}^{\circ }}\text{C}$, ammonia sôi ở $-33,{{35}^{\circ }}\text{C}$ và methane sôi ở $-161,58{{~}^{\circ }}\text{C}$. Giải thích vì sao các chất trên có khối lượng phân tử xấp xỉ nhau nhưng nhiệt độ sôi của chúng lại chênh lệch nhau.
———– Hết ———–
Ghi chú : Học sinh không được dùng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Học sinh được phép dùng máy tính cầm tay Casio Fx-880 BTG.