Đề thi thử TN THPT môn Hóa – THPT Quang Trung – Hải Dương – 034
Đề thi thử TN THPT môn Hóa – THPT Quang Trung – Hải Dương – 034
Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.
Câu 41: Dãy các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là
A. Na, Mg, Al. B. Na, Cu, Al. C. Na, Ca, Zn. D. Fe, Ca, Al.
Câu 42: Nhiệt phân NaHCO3 rồi đem chất rắn hòa tan vào nước được dung dịch X.
– Nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thu được 5,91 gam kết tủa;
– Nếu cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thu được 3,94 gam kết tủa.
Hiệu suất phản ứng nhiệt phân là
A. 70%. B. 60%. C. 80%. D. 50%.
Câu 43: Cation có tính oxi hóa mạnh nhất (trong các cation dưới đây) là
A. H+. B. Fe3+. C. Cu2+. D. Mg2+.
Câu 44: Cho 100 ml dung dịch H3PO4 vào 100 ml dung dịch NaOH 2,5M thu được dung dịch chứa 20,2 gam hỗn hợp muối. Nồng độ mol/l của dung dịch H3PO4 là
A. 1,5M. B. 1,4M. C. 1,2M. D. 1,0M.
Câu 45: Cho các chất sau: lysin, metylamin, anilin, Ala-Ala. Có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch HCl?
A. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 46: Etyl axetat có công thức là
A. C2H5COOCH3. B. C2H3COOCH3. C. CH3COOCH3. D. CH3COOC2H5.
Câu 47: Có bao nhiêu polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp trong các polime: polietilen, poli(vinyl clorua), poli(metyl metacrylat), poliacrilonitrin?
A. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 48: Cho x mol hỗn hợp gồm FeO + Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 tạo ra a mol NO + b mol NO2 thì mối liên hệ x, a, b là
A. x = a + 2b. B. x = a + b. C. x = 3a + b. D. x = 2a + b.
Câu 49: Chất không tham gia phản ứng tráng bạc là
A. B. CH3CHO. C. CH3COOH. D. HCOONa.
Câu 50: Dung dịch chất nào sau đây dẫn được điện?
A. C6H12O6 (glucozơ). B. C2H5
C. C12H22O11 (saccarozơ). D.
Câu 51: Hợp kim nào dưới đây khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì Fe bị ăn mòn trước?
A. Al-Fe. B. Cu-Fe. C. Fe-Mg. D. Zn-Fe.
Câu 52: Có hỗn hợp FeO + Al2O3 được chia thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Tan vừa đủ trong dung dịch có 0,9 mol HCl
Phần 2: Đem nung nóng rồi thổi H2 qua, sau một thời gian được 20,2 gam hỗn hợp gồm ba chất rắn và sinh ra 0,9 gam nước.
Phần trăm khối lượng Al2O3 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 50,57%. B. 54,57%. C. 48,57%. D. 52,57%.
Câu 53: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?
A. H2SO4. B. C. Cu(NO3)2. D. NaCl.
Câu 54: Chất nào sau đây là amin?
A. CH3NH2. B. CH3 C. C2H5OH. D. CH3COOCH3.
Câu 55: Chất bột X màu đen, có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong nhiều loại mặt nạ phòng độc. Chất X là
A. đá vôi. B. thạch cao. C. than hoạt tính. D. lưu huỳnh.
Câu 56: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Na vào dung dịch FeCl2.
(b) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.
(c) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(e) Cho dung dịch NH4NO3 vào dung dịch Ba(OH)2.
Có bao nhiêu thí nghiệm thu được cả chất rắn và chất khí?
A. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 57: Số nguyên tử oxi trong phân tử saccarozơ là
A. B. 22. C. 6. D. 11.
Câu 58: Khi lên men m gam glucozơ thì thu được 0,15 mol C2H5OH. Mặt khác, m gam glucozơ tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 0,2 mol Ag. Hiệu suất của quá trình lên men là
A. 80%. B. 60%. C. 75%. D. 70%.
Câu 59: Đốt cháy 5 gam kim loại kiềm M với oxi, sau khi oxi hết thu được 9,8 gam oxit M2O và M dư. Phần trăm khối lượng M bị oxi hóa là
A. 90%. B. 88%. C. 86%. D. 84%.
Câu 60: Hỗn hợp X chứa ba este đều mạch hở gồm hai este đơn chức và một este đa chức, không no chứa một liên kết đôi C=C; trong mỗi phân tử este chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 0,775 mol O2 thu được CO2 và 0,63 mol H2O. Nếu thủy phân m gam X trên trong dung dịch NaOH (dư), thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol no có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp Z chứa 0,22 mol hai muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,4 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối lớn nhất trong X?
A. 17,5%. B. 21,4%. C. 19,8%. D. 27,9%.
Câu 61: Hỗn hợp X gồm HCHO (0,15 mol) và anđehit Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được 12,32 lít khí CO2 và m gam H2O. Mặt khác, nếu cho hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được tối đa 1,40 mol Ag. Giá trị của m là
A. 5,40. B. 9,90. C. 6,30. D. 8,10.
Câu 62: Phenol không phản ứng với:
A. NaHCO3. B. C. Br2. D. Na.
Câu 63: Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 6,69 gam muối. Giá trị của m là
A. 2,25. B. 3,00. C. 4,50. D. 5,25.
Câu 64: Kim loại không tác dụng với nước ở điều kiện thường là
A. B. K. C. Be. D. Na.
Câu 65: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thành phần chính của bông nõn là xenlulozơ.
B. Saccarozơ còn được gọi là đường nho.
C. Glucozơ và fructozơ đều có phản ứng thủy phân.
D. Amilozơ và amilopectin đều có cấu trúc mạch phân nhánh.
Câu 66: Cho E, Z, F, T đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở và thỏa mãn sơ đồ các phản ứng:
(1) E + NaOH → X + Y + Z
(2) X + HCl → F + NaCl
(3) Y + HCl → T + NaCl
Biết E chỉ chứa nhóm chức este và trong phân tử có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi; ME < 168; MZ < MF < MT.
Cho các phát biểu sau:
(a) Có hai công thức cấu tạo của E thỏa mãn sơ đồ trên.
(b) Trong phân tử Z và T đều không có liên kết pi.
(c) Chất F được dùng để điều chế khí CO trong phòng thí nghiệm.
(d) 1 mol chất T phản ứng với kim loại Na dư, thu được tối đa 1 mol H2.
(e) Nhiệt độ sôi của F cao hơn nhiệt độ sôi của Z.
Số phát biểu đúng là
A. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 67: Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào sau đây?
A. 3C + 4Al (t°) → Al4C3. B. 2C + Ca (t°) → CaC2.
C. C + CO2 (t°) → 2CO. D. C + 2H2 (t°) → CH4.
Câu 68: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm ancol isopropylic và hai amin no, đơn chức, mạch hở Y, Z (số mol của Y gấp 3 lần số mol của Z, MZ = MY + 14) cần vừa đủ 1,5 mol O2, thu được N2, H2O và 0,8 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 59,73%. B. 39,02%. C. 23,23%. D. 46,97%.
Câu 69: Hòa tan vừa hết 23,3 gam hỗn hợp bột gồm Mg, Al, Al2O3 và MgO bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 2M và H2SO4 0,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch X và 5,6 lít khí H2. Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là
A. 74,3 gam. B. 75,3 gam. C. 78,5 gam. D. 74,8 gam.
Câu 70: Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây tạo kết tủa vàng với dung dịch AgNO3/NH3?
A. B. Propan. C. Etilen. D. Axetilen.
Câu 71: Thủy phân chất béo thu được ancol có công thức là
A. C3H5(OH)3. B. CH3 C. C2H4OH)2. D. C2H5OH.
Câu 72: Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo?
A. Tơ tằm. B. Tơ visco. C. Tơ nitron. D. Tơ capron.
Câu 73: Hòa tan hoàn toàn 22,92 gam hỗn hợp gồm FeCO3 và Cu trong 110 gam dung dịch HNO3 50,4% thu được m gam dung dịch X và V lít (đktc) hỗn hợp hai khí không màu (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cho 400 ml dung dịch KOH 2M vào X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Cô cạn Z, sau đó đem nung đến khối lượng không đổi thu được 65,68 gam rắn khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong dung dịch X gần nhất với giá trị?
A. 31,29%. B. 27,79%. C. 16,39%. D. 17,54%.
Câu 74: Hỗn hợp X gồm triglixerit Y và axit béo Z. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm hữu cơ gồm một muối và 1,84 gam glixerol. Nếu đốt cháy hết m gam X thì cần vừa đủ 2,57 mol O2, thu được 1,86 mol CO2 và 1,62 mol H2O. Khối lượng của Z trong m gam X là
A. 5,60 gam. B. 5,64 gam. C. 11,20 gam. D. 11,28 gam.
Câu 75: Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện
A. khói màu tím. B. khói màu vàng. C. khói màu nâu. D. khói màu trắng.
Câu 76: Kim loại kiềm (nhóm IA) trong hợp chất luôn có số oxi hóa là
A. +1. B. -2. C. -1. D. +2.
Câu 77: Hiđrocacbon chỉ có liên kết đơn trong phân tử là
A. Etin (C2H2). B. Benzen (C6H6). C. Eten (C2H4). D. Metan (CH4).
Câu 78: Hỗn hợp E gồm chất X (CnH2n+4O4N2) và chất Y (CmH2m+3O2N) đều là các muối amoni của axit cacboxylic với amin. Cho 0,12 mol E tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,19 mol NaOH, đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm 18,24 gam một muối và 7,15 gam hỗn hợp hai amin. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 31,35%. B. 26,35%. C. 54,45%. D. 41,54%.
Câu 79: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở nhiệt độ thường, H2 khử được MgO.
B. Cho Fe vào dung dịch CuSO4 có xảy ra ăn mòn điện hoá học.
C. Kim loại Al không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng.
D. Kim loại Fe dẫn điện tốt hơn kim loại Ag.
Câu 80: Kim loại không tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội là
A. B. Al. C. Zn. D. Cu.
ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT
41A | 42C | 43B | 44A | 45C | 46D | 47C | 48C | 49C | 50D |
51B | 52C | 53B | 54A | 55C | 56D | 57D | 58C | 59D | 60A |
61C | 62A | 63C | 64C | 65A | 66D | 67C | 68D | 69D | 70D |
71A | 72B | 73D | 74C | 75D | 76A | 77D | 78A | 79B | 80B |
Câu 41:
Các kim loại nhóm IA, IIA và Al được điều chế bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng —> Chọn Na, Mg, Al.
Câu 42:
Với Ba(OH)2 dư: nBaCO3 = nNa2CO3 + nNaHCO3 = 0,03
Với BaCl2 dư: nBaCO3 = nNa2CO3 = 0,02
—> nNaHCO3 = 0,01
nNaHCO3 bị nhiệt phân = 2nNa2CO3 = 0,04
nNaHCO3 ban đầu = 0,01 + 0,04 = 0,05
—> H = 0,04/0,05 = 80%
Câu 44:
nH2O = nNaOH = 0,25
Bảo toàn khối lượng:
mH3PO4 + mNaOH = m muối + mH2O
—> nH3PO4 = 0,15 —> CM H3PO4 = 1,5M
Câu 45:
Cả 4 chất đều tác dụng với dung dịch HCl:
(NH2)2C5H9-COOH + 2HCl —> (NH3Cl)C5H9-COOH
CH3NH2 + HCl —> CH3NH3Cl
C6H5NH2 + HCl —> C6H5NH3Cl
Ala-Ala + H2O + 2HCl —> 2AlaHCl
Câu 47:
Cả 4 polime đều điều chế bằng phương pháp trùng hợp:
polietilen (trùng hợp CH2=CH2)
poli(vinyl clorua) (trùng hợp CH2=CH-Cl)
poli(metyl metacrylat) (trùng hợp CH2=C(CH3)-COOCH3)
poliacrilonitrin ((trùng hợp CH2=CH-CN)
Câu 48:
Bảo toàn electron: nFeO + nFe3O4 = 3nNO + nNO2
⇔ x = 3a + b
Câu 52:
Mỗi phần chứa FeO (a) và Al2O3 (b)
Phần 1 —> nHCl = 2a + 6b = 0,9
Phần 2 —> nO bị lấy = nH2O = 0,05
—> m = 72a + 102b = 20,2 + 0,05.16
—> a = 0,15; b = 0,1
—> %Al2O3 = 48,57%
Câu 56:
(a) Na + H2O —> NaOH + H2
NaOH + FeCl2 —> Fe(OH)2 + NaCl
(b) CuSO4 + H2O —> Cu + O2 + H2SO4
(c) NaHCO3 + Ca(OH)2 —> NaOH + CaCO3 + H2O
(d) KHSO4 + Ba(HCO3)2 —> BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O
(e) NH4NO3 + Ba(OH)2 —> Ba(NO3)2 + NH3 + H2O
Câu 58:
nC2H5OH = 0,15 —> nC6H12O6 phản ứng = 0,075
nAg = 0,2 —> nC6H12O6 ban đầu = 0,1
—> H = 0,075/0,1 = 75%
Câu 59:
nO2 = (9,8 – 5)/32 = 0,15 —> nM phản ứng = 0,6
—> nM ban đầu > 0,6 —> M < 5/0,6 = 8,3
—> M = 7: M là Li
H = 0,6.7/5 = 84%
Câu 60:
nY = nH2O – nCO2 = 0,2
Số C của Y = nCO2/nY = 2
—> Y gồm C2H5OH (0,18) và C2H4(OH)2 (0,02) (Bấm hệ nY = 0,2 và nO = 0,22)
Quy đổi X thành HCOOC2H5 (0,18), (HCOO)2C2H4 (0,02), H2 (x) và CH2 (y)
nO2 = 0,18.3,5 + 0,02.3,5 + 0,5x + 1,5y = 0,775
nH2O = 0,18.3 + 0,02.3 + x + y = 0,63
—> x = -0,03 và y = 0,06
Do este đa chức có 1 nối đôi C=C và sản phẩm chỉ có 2 muối nên X gồm:
CH2=CH-COO-CH2-CH2-OOC-H (0,02) —> 17,5%
CH2=CH-COO-C2H5 (0,01)
HCOOC2H5 (0,17)
Câu 61:
nCO2 = 0,55 —> nC(Y) = 0,55 – 0,15.1 = 0,4
nAg do Y tạo ra = 1,4 – 0,15.4 = 0,8
Y tạo nAg = 2nC(Y) —> Y là (CHO)2 (0,2 mol)
—> nH2O = nX = 0,35 —> mH2O = 6,3 gam
Câu 63:
H2NCH2COOH + HCl —> ClH3NCH2COOH
nH2NCH2COOH = nClH3NCH2COOH = 0,06
—> mH2NCH2COOH = 4,50 gam
Câu 66:
(2)(3) —> X, Y là các muối
(1) —> E là este, mặt khác ME < 168 nên E là este 2 chức.
E có 4 oxi —> E có 4C —> E là C4H6O4
MZ < MF < MT nên:
E là HCOO-CH2-COO-CH3
X là HCOONa
Y là HO-CH2-COONa
Z là CH3OH
F là HCOOH
T là HO-CH2-COOH
(a) Sai, E có 1 cấu tạo thỏa mãn
(b) Sai, Z không có liên kết pi, T có 1 liên kết pi C=O
(c) Đúng, dùng H2SO4 đặc xúc tác: HCOOH —> CO + H2O
(d) Đúng: HO-CH2-COOH + 2Na —> NaO-CH2-COONa + H2
(e) Đúng, 2 chất cùng C nên axit có nhiệt độ sôi cao hơn ancol
Câu 67:
Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng C + CO2 (t°) → 2CO do số oxi hóa của C tăng từ 0 lên +2.
Câu 68:
C3H8O + 4,5O2 —> 3CO2 + 4H2O
CnH2n+3N + (1,5n + 0,75)O2 —> nCO2 + (n + 1,5)H2O + 0,5N2
Đặt a, b là số mol C3H8O và CnH2n+3N
—> nCO2 = 3a + nb = 0,8 (1)
nO2 = 4,5a + b(1,5n + 0,75) = 1,5 (2)
(2) – 1,5.(1) —> b = 0,4
(1) —> nb < 0,8 —> n < 2 —> Y là CH5N (0,3) và Z là C2H7N (0,1)
n = (1.3 + 2.1)/4 = 1,25
(1) —> a = 0,1
—> %Y = 46,97%
Câu 69:
nHCl = 1; nH2SO4 = 0,25; H2 = 0,25
Bảo toàn H: nHCl + 2nH2SO4 = 2nH2 + 2nH2O
—> nO = nH2O = 0,5
—> m muối = 23,3 – mO + mCl– + mSO42- = 74,8 gam
Câu 73:
nHNO3 = 0,88
Nếu KOH (0,8 mol) đã phản ứng hết thì mKNO2 = 68 > 65,68: Vô lý
Vậy KOH còn dư, chất rắn gồm KNO2 (u) và KOH dư (v)
nKOH = u + v = 0,8
m rắn = 85u + 56v = 65,68
—> u = 0,72; v = 0,08
Bảo toàn N —> nNO = 0,88 – 0,72 = 0,16
Nếu HNO3 phản ứng hết:
nHNO3 = 4nNO + 2nCO2 —> nFeCO3 = nCO2 = 0,12
—> nCu = 9/64
Dung dịch X chứa Fe2+ (a), Fe3+ (b), Cu2+ (9/64), NO3– (0,72)
Bảo toàn Fe —> a + b = 0,12
Bảo toàn điện tích —> 2a + 3b + 2.9/64 = 0,72
—> Nghiệm âm, loại.
Vậy HNO3 vẫn còn dư. Đặt x, y là số mol FeCO3 và Cu
—> 116x + 64y = 22,92
Bảo toàn electron: x + 2y = 0,16.3
—> x = 0,09; y = 0,195
mddX = 22,92 + mddHNO3 – mNO – mCO2 = 124,16
nFe(NO3)3 = x —> C%Fe(NO3)3 = 17,54%
Câu 74:
nY = nC3H5(OH)3 = 0,02
nO = 6nY + 2nZ = 2nCO2 + nH2O – 2nO2
—> nZ = 0,04
Z là CxHyCOOH (0,04) và Y là (CxHyCOO)3C3H5 (0,02)
nC = 0,04(x + 1) + 0,02(3x + 6) = 1,86 —> x = 17
nH = 0,04(y + 1) + 0,02(3y + 5) = 1,62.2 —> y = 31
—> mZ = 11,2 gam
Câu 75:
Đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện khói màu trắng là các hạt nhỏ NH4Cl, được tạo thành từ hơi HCl và NH3 thoát ra từ các dung dịch đặc tương ứng:
HCl + NH3 —> NH4Cl
Câu 78:
nE = nX + nY = 0,12
nNaOH = 2nX + nY = 0,19
—> nX = 0,07; nY = 0,05
Theo chất Y thì muối hữu cơ duy nhất sẽ đơn chức.
—> n muối = nNaOH = 0,19 —> M muối = 96
Muối là C2H5COONa.
—> X dạng (C2H5COONH3)2A và Y là C2H5COONH3B
—> Amin gồm A(NH2)2 (0,07) và BNH2 (0,05)
mAmin = 0,07(A + 32) + 0,05(B + 16) = 7,15
—> 7A + 5B = 411
—> A = 28; B = 43 là nghiệm duy nhất.
X là (C2H5COONH3)2C2H4 và Y là C2H5COONH3C3H7
—> %Y = 31,35%
Câu 79:
Sai, H2 không khử được MgO, H2 khử được các oxit kim loại đứng sau Al.
Đúng, cặp điện cực Fe-Cu (trong đó Cu được tạo ra do Fe khử Cu2+) nhúng trong môi trường điện li nên có ăn mòn điện hóa.
Sai, Al thụ động trong HNO3 đặc nguội nhưng tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nóng.
Sai, độ dẫn điện Ag > Cu > Au > Al > Fe