Một đề thi môn KHTN của nước ngoài quá hay, chúng ta cần học hỏi
Câu 1. (a) Dưới đây là hình ảnh X-quang của các khớp. Vẽ đường thẳng nối tên loại khớp với hình ảnh tương ứng. (Tên mỗi loại khớp có thể được kẻ một lần, nhiều lần, hoặc hoàn toàn không) [3]
(b) Kể tên một bệnh có thể khiến bệnh nhân phải thay khớp háng. [1]
………………………………………………………………………………………….
Câu 2. Vận động viên bóng bầu dục chuyên nghiệp cần có một chế độ ăn đặc biệt.
Hàm lượng dinh dưỡng hàng ngày theo hướng dẫn (GDA) cho một cầu thủ bóng bầu dục nam so với một người đàn ông bình thường (điển hình) được trình bày trong bảng dưới đây.
GDA | Người bình thường | Cầu thủ bóng bầu dục |
Năng lượng (kcal) | 2500 | 4800 |
Cacbohiđrat (g) | 300 | 600 |
Lượng đường có trong số cacbohiđrat (g) | 120 | 120 |
Chất béo (g) | 95 | 95 |
Chất sơ (g) | 24 | 24 |
Protein (g) | 55 | 100 |
Muối (g) | 6 | 6 |
(a) Sử dụng thông tin trong bảng để trả lời các câu hỏi sau.
(i) So với người đàn ông bình thường thì cầu thủ bóng bầu dục chuyên nghiệp cần bổ sung thêm bao nhiêu năng lượng?. [1]
Năng lượng cần bổ sung thêm =……………………………. kcal
(ii) Ngoài năng lượng bổ sung, hãy nêu hai điểm khác biệt trong chế độ ăn của cầu thủ bóng bầu dục so với một người đàn ông bình thường. [2]
1……………………………………………………………………………………….
2……………………………………………………………………………………….
(b) Trong chế độ ăn của vận động viên, lượng muối và chất béo cũng cần được theo dõi chặt chẽ. Hoàn thành các câu sau bằng các cụm từ dưới đây.
chuột rút khó tiêu sâu răng huyết áp cao béo phì
(i) Quá ít muối trong chế độ ăn có thể gây ra …………………………………….[1]
(ii) Quá nhiều muối trong chế độ ăn có thể gây ra … ………………………… [1]
(iii) Quá nhiều chất béo trong chế độ ăn có thể gây ra ……………………. [1]
(c) Một cầu thủ bóng bầu dục có khối lượng 110 kg và cao 1,9 m.
(i) Tính giá trị bình phương chiều cao của anh ta (chiều cao2). [1]
Chiều cao2………………….m2
(ii) Sử dụng thông tin trên và phương trình dưới đây để tính chỉ số khối cơ thể (BMI) của cầu thủ bóng bầu dục này. [2]
BMI = Khối lượng / Chiều cao2
BMI = …………………..
(iii) Dựa vào chỉ số BMI để phân loại trọng lượng cơ thể thành các nhóm sau
Thiếu cân: BMI dưới 18,5
Trọng lượng bình thường: BMI khoảng 18,5–24,9 Thừa cân: BMI khoảng 25–29,9 Béo phì: BMI từ 30 trở lên |
Cho biết cầu thủ bóng bầu dục đang xét thuộc nhóm BMI nào? [1]
Nhóm = ………………..
Câu 3. Các đặc điểm của con người được kiểm soát bởi các yếu tố di truyền và môi trường.
(a) Đặt ba dấu (√) vào bảng dưới đây để chỉ ra những đặc điểm chịu tác động chính bởi gen. [3]
Đặc điểm | Được quy định bởi gen |
Uốn cong lưỡi | |
Chiều dài tóc | |
Nhóm máu | |
Nói tiếng Wales | |
Màu mắt | |
Hình xăm |
(b) Bệnh xơ nang là một bệnh di truyền. Bệnh có thể truyền cho con cái nếu cả bố và mẹ đều mang alen lặn (n). Nếu cả bố và mẹ đều dị hợp tử (Nn), hoàn thành khung Pennett dưới đây để tính khả năng con cái di truyền căn bệnh này. [3]
Câu 4. Bác sĩ có thể sử dụng thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn trong điều trị bệnh nhiễm trùng. Một cách để kiểm tra hiệu quả của thuốc kháng sinh là cho chúng tác động trực tiếp lên vi khuẩn. Một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm đã sử dụng phương pháp sau để thao tác trên 3 đĩa thạch:
- Trải đều dịch cấy vi khuẩn gây bệnh lên đĩa thạch.
- Đặt các đĩa kháng sinh khác nhau lên đĩa thạch.
- Để môi trường nuôi cấy thuận lợi cho vi khuẩn trong 3 ngày.
- Đo đường kính của từng vùng vô khuẩn.
(a) Kết quả như sau.
Đĩa kháng sinh | Đường kính vòng vô khuẩn (mm) | |||
Đĩa thạch 1 | Đĩa thạch 2 | Đĩa thạch 3 | Trung bình | |
A | 15 | 14 | 16 | 15 |
B | 24 | 26 | 25 | 25 |
C | 17 | 15 | 31 | 21 |
D | 24 | 22 | 23 | ……..… |
E | 27 | 29 | 31 | 29 |
(i) Hoàn thiện ô trống còn thiếu trong bảng trên.[1]
(ii) Loại loại kháng sinh nào (A, B, C, D hoặc E) có hiệu quả nhất trong việc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn? Giải thích. [2]
Kháng sinh: …………………………………………………………………………………………….
Giải thích: ………………………………………………………………………………………………
(iii) Khoanh tròn kết quả bất thường trong bảng.[1]
(iv) Nêu một cách để kiểm tra độ lặp của kết quả thu được trong bảng.[1]
……………………………………………………………………………………..
(b) Ở một số vi khuẩn, chẳng hạn như MRSA (vi khuẩn tụ cầu vàng kháng methicillin), có khả năng kháng lại một số thuốc kháng sinh.
(i) Nêu một hoạt động của con người dẫn đến vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. [1]
……………………………………………………………………………………..
(ii) Nêu hai phương pháp mà bệnh viện sử dụng để giảm sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. [2]
1……………………………………………………………………………………….
2……………………………………………………………………………………….
Câu 5. Vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, một trận sóng thần đã làm hỏng một lò phản ứng tại nhà máy hạt nhân Fukushima. Hậu quả gây ra một vụ rò rỉ phóng xạ. Một trong số các chất phóng xạ bị rò rỉ vào nước biển và không khí là Cesium-137 (Cs-137). Ở khu vực gần nhà máy điện xảy ra sự cố, nồng độ Cesium đã dần trở lại bình thường ở tầng mặt và tầng giữa nhưng chúng vẫn còn cao ở đáy biển. Những con cá sống ở vùng biển này có nguy cơ cao bị nhiễm xạ. Trước khi xảy ra thảm họa, độ nhiễm xạ Cs-137 của 1 kg cá sống ở đáy biển được đo ở mức 0,3 cps (số đếm trên giây). Vào năm 2016, độ nhiễm xạ được đo ở 120 cps. Đường cong phân rã của Cs-137 đối với mẫu 1 kg cá sống ở đáy biển ở khu vực xảy ra thảm họa được đưa ra dưới đây.
(a) Đánh dấu (√) vào định nghĩa đúng về chu kỳ bán rã.[1]
Một nửa thời gian để hoạt độ của một mẫu phóng xạ giảm đi một nửa | |
Thời gian cần thiết để bức xạ giảm đi một nửa | |
Thời gian cần thiết để hoạt độ của một mẫu phóng xạ giảm đi một nửa |
(b)(i) Vẽ các đường trên biểu đồ để tìm chu kỳ bán rã của Cs-137. [2]
Chu kỳ bán rã = …………… năm
Theo các nhà khoa học, mất khoảng 90 năm để an toàn ăn cá từ khu vực này.
(ii) Cần phải trải qua bao nhiêu chu kỳ bán rã trước khi cá khu vực này có thể làm thức ăn. [1]
……………………………………………………………………………………..
Số chu kì bán rã ………………….
(c) Cs-137 phân rã beta.
(i) Khoanh tròn vào phương trình phân rã đúng.[1]
(ii) Giải thích tại sao ăn cá nhiễm Cs-137 lại nguy hiểm. [2]
……………………………………………………………………………………..
Câu 6. Một sinh viên khoa học thực hiện một thí nghiệm để điều tra ảnh hưởng của nhiệt độ lên phản ứng giữa kẽm và axit clohiđric. Thí nghiệm được bố trí để thu lượng khí hidro thoát ra từ phản ứng này.
Kết quả được hiển thị trong bảng dưới đây.
Thời gian | Thể tích khí thu được tại 30oC (cm3) |
0 | 0.0 |
10 | 3.2 |
20 | 4.6 |
30 | 6.5 |
40 | 7.2 |
50 | 7.6 |
60 | 7.6 |
(a)(i) Sử dụng dữ liệu để vẽ biểu đồ phù hợp [3]
(ii) Nêu thời gian để phản ứng diễn ra hoàn toàn. [1]
Thời gian = …………………… giây
(iii) Nhiệt độ môi trường là 40oC, dự đoán đường biểu diễn trên đồ thị sẽ thay đổi như thế nào? [2]
(b) Nếu sử dụng axit có nồng độ cao hơn thì tốc độ phản ứng sẽ thay đổi như thế nào? [2]
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
Câu 7. Một vận động viên điền kinh chạy đua 100 mét. Biểu đồ vận tốc-thời gian mô tả chuyển động của vận động viên trong cuộc đua được hiển thị dưới đây
(a)(i) Nêu đặc điểm chuyển động của vận động viên trong khoảng thời gian từ 4 đến 10 giây. [1]
……………………………………………………………………………………..
(ii) Nêu đặc điểm chuyển động của vận động viên trong khoảng thời gian từ 10 đến 13 giây. [1]
……………………………………………………………………………………..
(iii) Khoanh tròn vào khoảng thời gian mà vận động viên chạy được quãng đường lớn nhất. [1]
0-4 giây 4-10 giây 10-13 giây 13-16 giây
(b)(i) Sử dụng phương trình dưới đây để tính quãng đường vận động viên di chuyển được trong khoảng thời gian từ 4 đến 10 giây. [2]
Khoảng cách = vận tốc × thời gian
Khoảng cách = …………….m
(ii) Sử dụng phương trình dưới đây để tính gia tốc của vận động viên trong 4 giây đầu tiên của cuộc đua. [2]
Gia tốc = thay đổi vận tốc / thời gian
Gia tốc = ………………. m/s2
(c) Biểu đồ biểu thị nhịp tim của một vận động viên so sánh với một nhân viên văn phòng trong một buổi tập thể dục như sau
Dựa vào biểu đồ trên, hãy so sánh và giải thích sự khác biệt về nhịp tim giữa vận động viên và nhân viên văn phòng.[6]
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
Câu 8. (a)(i) Nêu ý nghĩa của chất xúc tác. [2]
……………………………………………………………………………………..
(ii) Giải thích tại sao trong công nghiệp hóa chất cần tìm ra những chất xúc tác hiệu quả? [2]
……………………………………………………………………………………..
(b) Một kỹ thuật viên thực hiện thí nghiệm để tìm chất xúc tác thích hợp cho quá trình phân hủy hiđro peoxit. Cô thử dùng sắt (III) oxit, mangan (IV) oxit và chì (IV) oxit. Quy trình thí nghiệm như sau:
– Dung dịch hiđro peoxit ở nhiệt độ phòng được đổ vào ống đong.
– Thêm một giọt chất tẩy rửa và một thìa chứa đầy chất xúc tác vào ống đong 10 cm3. – Khi hiđro peoxit bị phân hủy, phản ứng giải phóng oxi. Oxi kết hợp với chất tẩy rửa tạo thành bọt khí dâng lên trong ống.
Tốc độ và lượng bọt bốc lên trong ống đong phụ thuộc vào hiệu quả của chất xúc tác. Chiều cao của bọt trên chất lỏng được đo liên tục 10 giây một lần.
Thí nghiệm lặp lại giống nhau với từng loại chất xúc tác đang xét.
Kết quả được trình bày ở bảng sau
Thời gian
(giây) |
Chiều cao của bọt khí | ||
sắt (III) oxit | mangan (IV) oxit | chì (IV) oxit | |
0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
10 | 0.5 | 4.0 | 2.2 |
20 | 1.1 | 6.8 | 3.6 |
30 | 1.2 | 9.1 | 5.3 |
40 | 1.2 | 10.2 | 6.3 |
50 | 1.2 | 10.2 | 6.8 |
60 | 1.3 | 10.2 | 7.1 |
(i) Nêu biến phụ thuộc trong thí nghiệm này. [1]
……………………………………………………………………………………..
(ii) Nêu hai biến cần được kiểm soát trong thí nghiệm này. [2]
……………………………………………………………………………………..
(c) Chất xúc tác nào có hiệu quả nhất? Tại sao? [2]
……………………………………………………………………………………..
(d) Nêu những yếu tố làm giảm độ chính xác của kết quả trong thí nghiệm trên. Đề xuất cải thiện nhược điểm đó. [2]
……………………………………………………………………………………..
Câu 9. Có nhiều phương pháp được sử dụng để trong chẩn đoán hình ảnh, để giúp chẩn đoán chấn thương, một trong số đó sử dụng bức xạ ion hóa.
(a)(i) Trình bày khái niệm bức xạ ion hóa. [1]
……………………………………………………………………………………..
(ii) Nêu một điểm khác biệt giữa cách quét CAT (chụp CT) và chụp ảnh X-quang tiêu chuẩn. [1]
……………………………………………………………………………………..
Bảng dưới đây cung cấp thông tin về các loại phương pháp hình ảnh y tế khác nhau.
Phương pháp | Loại bức xạ | Bức xạ ion hóa | Thời gian tạo ra hình ảnh | Loại hình ảnh | Chất lượng hình ảnh |
MRI | Sóng radio | Không | 30 phút | Ảnh tĩnh | chất lượng cao cho mô mềm và xương |
Tia X | Tia X | Có | 1 phút | Ảnh tĩnh | hai chiều (2D) chất lượng cao chụp xương |
CAT | Tia X | Có | 5 phút | Ảnh tĩnh | ba chiều (3D) chất lượng cao của xương và các mô mềm |
Gamma camera | Tia gamma
|
Có | 30 phút | Ảnh thời gian thực | hình ảnh chất lượng thấp của cơ quan đích |
Siêu âm | Sóng âm tần số cao | Không | 15 phút | Ảnh thời gian thực | hình ảnh chất lượng thấp của mô |
(b) Sử dụng thông tin trong bảng để trả lời các nội dung sau.
(i) Một công nhân bị ngã được đưa đến khoa cấp cứu, các bác sĩ nghi ngờ anh ấy bị tổn thương các cơ quan nội tạng.
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh nào nên được sử dụng trong khoa cấp cứu để chẩn đoán nhanh chóng. Giải thích. [2]
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
(ii) Loại phương pháp chẩn đoán hình ảnh nào được ưu tiên khi xem xét chức năng thận. Giải thích. [2]
……………………………………………………………………………………..
(c) Liều bức xạ tối đa được khuyến nghị cho người lớn mỗi năm là 20 millisieverts (mSv).
Bảng dưới đây mô tả một số liều lượng bức xạ từ một số quá trình quét.
Loại quét | Liều lượng (mSv) |
Quét CAT vùng chậu | 20 |
Quét CAT cột sống | 7 |
X-quang cột sống | 1.5 |
X-quang đầu | 0.02 |
Siêu âm | 0 |
Quét MRI | 0 |
Hai tháng trước, Anne bị tai nạn xe máy. Anh ta được đưa đến bệnh viên và được chụp CAT xương chậu, chụp X-quang đầu và cột sống. Hiện tại, bác sĩ cần xem cột sống của anh ấy đang lành lại như thế nào.
Dựa vào thông tin đã cung cấp ở bảng trên, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp quét nào? Tại sao? [2]
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
KẾT THÚC BÀI THI
Link tải về file word có đáp án ở phần comment
Link tải file word: https://drive.google.com/drive/folders/1apzbQiQXrAfZkkhBRr75cXNz_AvAMoRH?usp=drive_link&fbclid=IwAR1gdECqQRwZ0RF-5td5PsodTR7mOUPbKTLSLtLRSM1NQmsINvXOQU2y8bI