Bài tập nâng cao chuyên đề hóa hữu cơ Ôn thi HSG Hóa 9

Bài tập nâng cao chuyên đề hóa hữu cơ Ôn thi HSG Hóa 9

Câu 1: Streptimidon là một loại chất kháng sinh có công thức như sau:

  1. Mô tả các trung tâm lập thể của Streptimidon bằng kí hiệu E, Z và R, S.
  2. Streptimidon có bao nhiêu đồng phân lập thể, trong đó có bao nhiêu đồng phân enan và bao nhiêu đồng phân dia.

Câu 2: So sánh và giải thích:

  1. Nhiệt độ sôi của các chất sau: xyclopentan, tetrahiđrofuran và piroliđin.
  2. Độ mạnh tính bazơ của: đimetylamin, piperiđin và piriđin

Câu 3: Chất (–)–Nicotin là một loại ankaloit có trong thuốc lá và có thể được tổng hợp theo cách sau:

(1)  Axit nicotinic (3-pyridincacboxylic) + SO2Cl2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ nicotinyl clorua  (C6H4ONCl)

(2)  Nicotinyl clorua + C2H5OCH2CH2CdCl $\to $ G (C11H15ON2), một xeton

(3)  G + NH3 $\xrightarrow{{{\text{H}}_{\text{2}}}\text{, x }\!\!\acute{\mathrm{u}}\!\!\text{ c t}\!\!\acute{\mathrm{a}}\!\!\text{ c, }{{\text{t}}^{\text{o}}}}$ H (C11H18ON2)

(4)  H  + HBr $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ I (C9H12N2) + etyl bromua

(5)  I  + CH3I, NaOH  $\to $ (±)–nicotin (C10H14N2)

Xác định cấu trúc của (±)–nicotin và hoàn thành các phương trình phản ứng trên.    

Câu 4: Chất hữu cơ (Y) được loài bướm đêm tổng hợp trong mùa giao phối. (Y) cũng có thể được tổng hợp theo cách dưới đây. Hãy cho biết tên gọi của hợp chất này và hoàn thành các phương trình phản ứng xảy ra:

(1)  $Hept-1-in + LiNH2 \to  S (C7H11Li)$

(2)  S  + 1-clo-3-brompropan $\to $ T (C10H17Cl)

(3)  T + Mg, sau đó cho sản phẩm lần lượt tác dụng với n-C10H21CHO, H+ $\to $U (C21H40O)

(4)  U + H2 $\xrightarrow{\text{xuc tac Lindlar}}$ V (C21H42O)

(5)  V + CrO3$\to $ Y ( C21H40O)

Câu 5: Styryllacton được phân lập từ thực vật có công thức (hình dưới).

Viết công thức cấu dạng các cặp đồng phân đối quang và gọi tên styryllacton theo danh pháp IUPAC.

Có thể bạn quan tâm  Bài toán xác định hỗn hợp 2 kim loại (hoặc 2 muối) hay Axit còn dư - Ôn thi HSG Hóa 9

Hướng dẫn giải

Hợp chất:

Tên: 8-hiđroxi-7-phenyl-2,6-đioxabixiclo[3.3.1]nonan-3-on

Công thức có dạng:

Câu 6: Dùng mũi tên cong chỉ rõ cơ chế chuyển 7-đehiđrocholesterol (I) thành vitamin D3 (II) và cho biết cấu dạng bền của nó. Biết trong công thức dưới đây: R là: -CH(CH3)-(CH2)3-CH(CH3)2

Câu 7: Hợp chất A (C10H18O) được phân lập từ một loại tinh dầu ở Việt Nam. A không làm mất màu nước brom và dung dịch thuốc tím loãng, cũng không tác dụng với hiđro có xúc tác niken, nhưng lại tác dụng với axit clohiđric đậm đặc sinh ra 1-clo-4-(1-clo-1-metyletyl)-1-metylxiclohexan.

  1. Hãy đề xuất cấu trúc của A.
  2. Hợp chất B (C10H20O2 ) có trong một loại tinh dầu ở Nam Mỹ. Từ B có thể tổng hợp được A bằng cách đun nóng với axit.
  1. Viết công thức cấu tạo và gọi tên B.
  1. Dùng công thức cấu trúc, viết phương trình phản ứng và trình bày cơ chế đầy đủ của phản ứng tổng hợp A.
  2. Hợp chất B thường được điều chế từ C (2,6,6-trimetylbixiclo[3.1.1] hept-2-en) có trong dầu thông. Dùng công thức cấu tạo, viết phương trình phản ứng và chỉ rõ các liên kết của C bị đứt ra.
  3. Trong cây long não có hợp chất D tên là 1,7,7-trimetylbixiclo[2.2.1]heptan-2-on (hay là campho). Viết sơ đồ các phản ứng tổng hợp D từ C và cho biết cơ chế của giai đoạn đầu.
  4. Về cấu tạo hóa học, các hợp chất A, B, C D ở trên có đặc điểm gì chung nhất? Minh họa vắn tắt đặc điểm đó trên các công thức cấu tạo của chúng.

Câu 8: Sau khi xử lí hỗn hợp lõi ngô hoặc vỏ trấu có chứa pentozan (C5H8O4)n với dung dịch axit clohiđric 12% rồi tiến hành chưng cất, nhận được chất lỏng A (C5H4O2) màu vàng có mùi thơm. Cho A phản ứng với KOH rồi axit hóa thì nhận được B (C5H4O3) và C (C5H6O2).

  1. Viết phương trình phản ứng thuỷ phân pentozan tạo thành A và công thức của A, B, C.
  2. Viết phương trình phản ứng của B tác dụng với C khi có xúc tác axit.
  3. Hãy trình bày điều kiện nitro hoá A để nhận được D (C5H3NO4).
  4. Viết phương trình phản ứng của D tác dụng với: (I) ; (II).
Có thể bạn quan tâm  Bài tập tổng hợp Ôn thi HSG Hóa 9

Câu 9: Geniposit (hình dưới) là một hợp chất được tách ra từ quả dành dành. Thuỷ phân geniposit sinh ra hai sản phẩm là genipin và D-glucozơ. Genipin tham gia phản ứng tạo màu với gelatin (đây là cơ sở để phát hiện dấu vân tay trong kỹ thuật hình sự). Hãy viết sơ đồ phản ứng tạo genipin và phản ứng của genipin với một aminoaxit để giải thích hiện tượng trên.

Câu 10: Người ta phân lập được một tetrapeptit (peptit A) từ prothrombin người. Cấu tạo của peptit A được tiến hành xác định như sau:

a) Bằng phương pháp Edman thì nhận được trình tự aminoaxit của peptit A là Leu-Glu-Glu-Val.

b) Để tiếp tục xác định cấu tạo, người ta tiến hành điện di trên giấy ở pH 6,5 peptit A và một peptit tổng hợp B (cũng có trình tự aminoaxit là Leu-Glu-Glu-Val) thì lại nhận được quãng đường di chuyển không giống nhau, cụ thể như hình dưới đây:

c) Khi thuỷ phân hai peptit AB bằng HCl 6N ở 110oC, thì cả AB đều cho Leu(1), Glu(2), Val(1) ; nhưng khi thuỷ phân bằng kiềm thì peptit B cho Leu(1), Glu(2), Val(1) còn peptit A cho Leu(1), X(2), Val(1).

Hãy giải thích các kết quả thực nghiệm để xác định cấu tạo của X và gọi tên X theo danh pháp IUPAC.

 

admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *