Đề HSG Hóa 9 Đề thi vào 10 Chuyên Bắc Ninh – Năm học 2020 – 2021
Đề HSG Hóa 9 Đề thi vào 10 Chuyên Bắc Ninh – Năm học 2020 – 2021
Cho nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; C =12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ba = 137.
Thí sinh không được dùng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Câu 1: (1,5 điểm)
1) Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học khi:
a) Cho lá Zn vào dung dịch CuSO4.
b) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 thu được dung dịch X. Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch X.
2) Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có.
S $\underset{2}{\overset{1}{\longleftrightarrow}}$ SO2 $\underset{4}{\overset{3}{\longleftrightarrow}}$ H2SO4 $\underset{6}{\overset{5}{\longleftrightarrow}}$ CuSO4 $\underset{8}{\overset{7}{\longleftrightarrow}}$ Cu
3) Có 4 ống nghiệm mỗi ống chứa dung dịch 1 muối trong các muối: clorua, sunfat, nitrat, cacbonat của các kim loại: bari, magie, kali, chì (không trùng kim loại và gốc axit). Xác định công thức mỗi muối có trong mỗi ống nghiệm.
Câu 2: (1,5 điểm)
1) Trình bày phương pháp hóa học làm sạch khí CO2 có lẫn SO2, SO3, CO. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
2) Cho 27,4 gam Ba vào 400 gam dung dịch CuSO4 3,2% thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C.
a) Tính thể tích khí A (đktc).
b) Nung kết tủa B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn?
3) Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O và bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 4% để điều chế 500 gam dung dịch CuSO4 8%?
Câu 3: (2,5 điểm)
1) Hỗn hợp X gồm Al2O3, CuO, Fe2O3. Dẫn khí CO dư qua 42,2 gam X nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 34,2 gam chất rắn Y. Mặt khác, 0,2 mol hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch H2SO4 1M.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
c) Trình bày phương pháp hóa học tách riêng 3 chất trong hỗn hợp X.
2) Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 300 ml dung dịch X gồm NaHCO3 0,1M và K2CO3 0,2M vào 100 ml dung dịch Y gồm HCl 0,2M và NaHSO4 0,6M, khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch Z.
a) Tính V.
b) Thêm 100 ml dung dịch T gồm KOH 0,6M và BaCl2 1,5M vào dung dịch Z thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m.
Câu 4: (1,5 điểm)
1) Viết các công thức cấu tạo mạch hở có thể có ứng với mỗi công thức phân tử sau: C2H4O2, C3H8O, C4H8.
2) Chất A có công thức phân tử C4H6. Xác định công thức cấu tạo của A, B, C, D và hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau:
A $\xrightarrow[(1:1)]{\text{dd}B{{r}_{2}}}$ B $\xrightarrow[{{t}^{0}}]{\text{ddNaOH}}$C $\xrightarrow[Ni,{{t}^{0}}]{{{H}_{2}}}$ D $\xrightarrow[{{170}^{0}}C]{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\mathsf{}c}$A $\xrightarrow[{}]{xt,{{t}^{0}},P}$Cao su buna
Câu 5: (1,5 điểm)
Hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon (mạch hở, thể khí ở điều kiện thường) có công thức phân tử: CnH2n + 2, CmH2m, CkH2k – 2. Đốt cháy hoàn toàn 1,344 lít X (đktc), dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc dư, bình (2) đựng dung dịch NaOH dư. Sau thí nghiệm, khối lượng bình (1) tăng 2,52 gam; khối lượng bình (2) tăng 7,04 gam. Biết rằng số mol của CkH2k – 2 trong X gấp 3 lần số mol của CnH2n + 2; trong X có 2 chất có số nguyên tử cacbon bằng nhau và bằng $\frac{1}{2}$số nguyên tử cacbon của chất còn lại. Xác định công thức phân tử của 3 hiđrocacbon trên.
Câu 6: (1,5 điểm)
Cho 11 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở tác dụng hoàn toàn với 200 gam dung dịch KOH 5,6% đun nóng. Chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol (rượu) đồng đẳng kế tiếp; cô cạn phần dung dịch còn lại thu được m gam chất rắn khan. Cho Y vào bình Na dư thì khối lượng bình tăng 5,35 gam và có 1,68 lít khí (đktc) thoát ra.
1) Tính m.
2) Xác định công thức cấu tạo và tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong X.
……………..Hết……………..