Đề HSG Hóa 9 Đề thi vào 10 Chuyên Bình Thuận – Năm học 2020 – 2021
Đề HSG Hóa 9 Đề thi vào 10 Chuyên Bình Thuận – Năm học 2020 – 2021
Câu 1. (2,0 điểm)
1.1) Rót dung dịch HCl vào bình cầu chứa hỗn hợp chất rắn gồm MnO2, KHSO3 và MgCO3. Đun nhẹ và khuấy đều thu được hỗn hợp khí X. Dẫn hỗn hợp khí X lần lượt qua bình 1 đựng dung dịch nước brom dư rồi qua bình 2 đựng dung dịch NaOH dư. Viết phương trình các phản ứng hóa học xảy ra.
1.2) Hãy chọn một muối vừa tác dụng với dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH thỏa mãn điều kiện:
a) Cả hai phản ứng đều có khí thoát ra.
b) Phản ứng với dung dịch HCl có khí thoát ra và phản ứng với dung dịch NaOH cho kết tủa.
Câu 2. (2,0 điểm)
2.1. Trong đại dịch Covid – 19, nước rửa tay khô chứa chất X nồng độ 60% đến 85% là một trong những sản phẩm được dùng để tiêu diệt vi rút SARS-CoV-2. Chất X được điều chế trong công nghiệp bằng phản ứng hyđrat hóa etilen và bằng phương pháp sinh hóa từ tinh bột. Xác định chất X và viết các phương trình hóa học điều chế X đề minh họa.
2.2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí X gồm 2 hidrocacbon A và B (dạng mạch hở), thu được 15,68 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam nước. Nếu thêm vào X một nửa lượng A có trong X rồi đem đốt cháy hoàn toàn thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 21,6 gam nước. Biết rằng khi cho X vào dung dịch brom (dư) thì lượng brom phản ứng là 16 gam. Xác định công thức phân tử của A, B. Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 3. (2,0 điểm)
3.1 Nêu hiện tượng, viết các phương trình hóa học xảy ra trong thí nghiệm sau (Nếu có):
a) Cho một mẩu Na vào dung dịch CuSO4.
b) Cho từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3.
c) Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3.
d) Cho rất từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch K2CO3 và khuấy đều.
3.2. Cho 15,0 gam hỗn hợp A gồm Mg và Al tác dụng với khí clo thu được 36,3 gam hỗn hợp rắn B. Cho toàn bộ B tan hết trong dung dịch HCl thu được dung dịch C và khí H2. Dẫn lượng H2 này qua ống đựng 30,0 gam CuO nung nóng thì sau một thời gian thu được chất rắn nặng 25,2 gam, biết rằng chỉ có 75% lượng H2 phản ứng. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra và tính số mol mỗi kim loại có trong hỗn hợp A.
Câu 4. (1,5 điểm)
4.1. Cho dãy chuyển hóa sau:
Xenlulozơ $\xrightarrow{(1)}$ X $\xrightarrow{(2)}$ Y $\xrightarrow{(3)}$ Z $\xrightarrow{(4)}$ Polietilen (nhựa PE)
4.2. Hỗn hợp X gồm C2H4 và H2 có tỉ khối so với H2 là 7,5. Đun nóng hỗn hợp X với xúc tác Ni một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối đối với H2 là 10. Tính hiệu suất của phản ứng hiđro hóa C2H4.
Câu 5. (2,5 điểm)
5.1. Hấp thụ hết 5,04 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200 ml dung dịch X. Lấy 200 ml dung dịch X cho từ từ vào 200 ml dung dịch HCl 1,25M thu được 3,36 lít khí (đktc). Mặt khác, 200 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 88,65 gam kết tủa. Tính x, y.
5.2. Hỗn hợp bột X gồm ba kim loại Al, Fe, Cu. Cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch CuSO4 (dư) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,04 gam kim loại. Nếu cũng hòa tan m gam hỗn hợp X vào 100 ml dung dịch HCl 2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,792 lít khí H2 (đktc), dung dịch Y và a gam chất rắn.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tìm giá trị của a.
b) Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y và khuấy đều đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dùng hết V1 lít dung dịch NaOH 2M, tiếp tục cho tiếp dung dịch NaOH vào đến khi lượng kết tủa không có sự thay đổi nữa thì lượng dung dịch NaOH 2M đã dùng hết 120 ml. Tìm các giá trị m và V1.
(Cho: H = 1; C = 12; Na = 23; Cl = 35,5; Fe = 56; Zn = 65; Ba = 137; Ca = 40; Mg = 24; Cu = 64 ; Al = 27; K = 39; Br = 80; N = 14; S = 32)
——-HẾT——