Đề thi HSG Hóa 9 – Thừa thiên Huế – Năm học 2021 – 2022

Đề thi HSG Hóa 9 – Thừa thiên Huế – Năm học 2021 – 2022

Câu 1: (5,0 đ)

1. Một học sinh tiến hành các thí nghiệm sau:
a. Cho dung dịch $\mathrm{Ba}\left(\mathrm{HCO}_{3}\right)_{2}$ vào dung dịch $\mathrm{NaHSO}_{4}$.
b. Sục $\mathrm{CO}_{2}$ từ từ đến dư vào dung dịch hỗn hợp $\mathrm{NaOH}$ và $\mathrm{Ba}(\mathrm{OH})_{2}$.
c. Nhúng đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào dung dịch $\mathrm{CuSO}_{4}$.
d. Cho $\mathrm{Na}$ kim loại vào dung dịch $\mathrm{FeCl}_{2}$ dư.
e. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch $\mathrm{HCl}$ vào dung dịch hỗn hợp $\mathrm{NaOH}$ và $\mathrm{NaAlO}_{2}$.

Hãy nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có) ở các thí nghiệm trên.

2. Từ Natri clorua, đá vôi, than đá, brom, nước và các điều kiện cần thiết khác (nhiệt độ, xúc tác…) có đủ. Hãy viết các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện nếu có) để điều chế: đibrom etan, poli vinyl clorua, sođa.

Câu 2: (5,0 đ)

1. Khí metan bị lẫn một ít tạp chất là $\mathrm{CO}_{2}, \mathrm{C}_{2} \mathrm{H}_{4}, \mathrm{C}_{2} \mathrm{H}_{2}$. Trình bày phương pháp hóa học để loại bỏ hết tạp chất khỏi metan. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

2. Hỗn hợp rắn gồm $\mathrm{Fe}_{2} \mathrm{O}_{3}, \mathrm{Al}, \mathrm{Al}_{2} \mathrm{O}_{3}, \mathrm{Cu}$. Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng các chất mà không làm thay đổi khối lượng của mỗi chất. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

Có thể bạn quan tâm  File word Đề thi vào 10 Chuyên Hóa Quốc Học Huế – Năm học 2023 – 2024

Câu 3: (5,75 đ)

1. Hòa tan 7,50 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại A có hóa trị III và B có hóa trị II vào 102,2 gam dung dịch $\mathrm{HCl} 25 \%$ (vừa đủ) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, ta thu được dung dịch $\mathrm{Y}$ và $\mathrm{V}$ lít khí $\mathrm{Z}$ (đo ở đktc).

a. Cô cạn $\mathrm{Y}$ thu được $\mathrm{m}$ gam chất rắn. Tính $\mathrm{V}$ và $\mathrm{m}$ ?

b. Xác định kim loại $\mathrm{A}, \mathrm{B}$ và tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch $\mathrm{Y}$. Biết tỉ lệ khối lượng mol $\mathrm{A}$ và $\mathrm{B}$ là $9: 8$; tỉ lệ thể tích khí sinh ra do $\mathrm{A}$ và $\mathrm{B}$ tác dụng là $3: 4$.

2. Trong một bình kín chứa $0,09 \mathrm{~mol} \mathrm{C}_{2} \mathrm{H}_{2} ; 0,15 \mathrm{~mol} \mathrm{CH}_{4} ; 0,2 \mathrm{~mol} \mathrm{H}_{2}$ và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí $\mathrm{X}$ gồm 5 chất khí. Sục $\mathrm{X}$ từ từ vào dung dịch brom (dư), sau khi kết thúc phản ứng, khối lượng bình brom tăng 0,82 gam và thoát ra hỗn hợp khí $Y$ có khối lượng mol phân tử trung bình $\left(\overline{\mathrm{M}}_{\mathrm{Y}}\right)$ bằng 16 . Tính số mol mỗi chất trong $\mathrm{Y}$.

Câu 4 (4,25 đ)

1. Hòa tan hoàn toàn $\mathrm{m}$ gam hỗn hợp $\mathrm{X}$ gồm $\mathrm{MgO}, \mathrm{CuO}, \mathrm{Fe}_{2} \mathrm{O}_{3}$ bằng dung dịch $\mathrm{HCl}$ thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ $\mathrm{Y}$ tác dụng với dung dịch $\mathrm{NaOH}$ dư thì thu được $(\mathrm{m}+1,8)$ gam kết tủa. Biết trong X nguyên tố oxi chiếm 30,769\% về khối lượng. Hãy tính m?

Có thể bạn quan tâm  File Word Đề thi HSG Hóa 9 Huyện Sơn Dương - Năm học 2022 - 2023

2. Cho khí $\mathrm{CO}$ dư đi qua ống sứ nung nóng chứa hỗn hợp gồm 2 oxit của 2 kim loại, thu được chất rắn $X$ có khối lượng $\mathrm{m}_{1}$ gam và 1,12 lít khí $\mathrm{CO}_{2}$ đo ở đktc. Cho toàn bộ $\mathrm{X}$ vào cốc đựng $\mathrm{m}_{2}$ gam dung dịch $\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4} 10 \%$ (vừa đủ) đặt trên cân, phản ứng kết thúc thì số chỉ của cân là $\left(\mathrm{m}_{1}+\mathrm{m}_{2}\right)$ gam, dung dịch muối sau phản ứng có nồng độ $11,765 \%$ và còn lại 3,2 gam chất rắn không tan. Xác định 2 kim loại có trong 2 oxit ban đầu? Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

 

admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *