Đề thi HSG Hóa 9 – Tỉnh Bình Dương – Năm học 2021 – 2022
Đề thi HSG Hóa 9 – Tỉnh Bình Dương – Năm học 2021 – 2022
Câu I. (5,0 điểm)
1. Cho các dung dịch riêng biệt: $\mathrm{Na}_{2} \mathrm{CO}_{3} ; \mathrm{Ba}\left(\mathrm{HCO}_{3}\right)_{2} ; \mathrm{MgCl}_{2} ; \mathrm{KHSO}_{4} ; \mathrm{NaOH}$ được kí hiệu là $\mathrm{X}, \mathrm{Y}$, Z, T, R (kí hiệu ngẫu nhiên không theo thứ tự). Tiến hành thí nghiệm giữa các dung dịch đã cho, hiện tượng của các thí nghiệm được ghi lại ở bảng sau (“ – “: không có hiện tượng xảy ra:
Xác định các dung dịch $\mathrm{X}, \mathrm{Y}, \mathrm{Z}, \mathrm{T}$ và $\mathrm{R}$. Giải thích và viết các phương trình hoa học minh hoạ?
2. Nhiều gia đình có thói quen sử dụng lò than để sưởi ấm khi trời lạnh. Một số người lại thích dùng bếp than để nướng thức ăn trong phòng khi liên hoan với bạn bè. Theo các chuyên gia y tế, việc sử dụng lò than trong không gian kín rất là nguy hiểm và có thể rơi vào cái chết “êm dịu”. Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến cái chết “êm dịu” và viết phương trình hoá học minh hoạ?
3. Khi điều chế khí Chorine $\mathrm{Cl}_{2}$ trong phòng thí nghiệm thường thu được khí chlorine có lẫn các tạpchất là khí hydrogen chloride $\mathrm{HCl}$ và hơi nước. Trình bày phương pháp để thu được khí chlorine tinh khiết.
4. Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(1) $\mathrm{KMnO}_{4} \stackrel{\mathrm{t}^{\mathrm{o}}}{\longrightarrow} \mathrm{X}_{1}+\mathrm{X}_{2}+\mathrm{X}_{3} \uparrow$
(2) $\mathrm{X}_{2}+\mathrm{X}_{4 \text { (đặc) }} \stackrel{\mathrm{t}^{\mathrm{o}}}{\longrightarrow} \mathrm{X}_{5}+\mathrm{X}_{6} \uparrow$ (vàng lục) $+\mathrm{X}_{7 \text { (lỏng) }}$
(3) $\mathrm{X}_{3}+\mathrm{X}_{8} \stackrel{\mathrm{t}^{\mathrm{o}}}{\longrightarrow} \mathrm{X}_{7}$
(4) $\mathrm{X}_{9 \text { (chát rắn, màu vàng) }}+\mathrm{X}_{3} \stackrel{\mathrm{t}^{\mathrm{o}}}{\longrightarrow} \mathrm{X}_{10}$
(5) $\mathrm{X}_{9}+\mathrm{X}_{8} \stackrel{\mathrm{t}^{\mathrm{o}}}{\longrightarrow} \mathrm{X}_{11}$
(6) $\mathrm{X}_{10}+\mathrm{X}_{6}+\mathrm{X}_{7} \rightarrow \mathrm{X}_{12}+\mathrm{X}_{4}$
$(7) \mathrm{X}_{11}+\mathrm{X}_{6}+\mathrm{X}_{7} \rightarrow \mathrm{X}_{12}+\mathrm{X}_{4}$
(8) $\mathrm{X}_{10}+\mathrm{X}_{11} \rightarrow \mathrm{X}_{9}+\mathrm{X}_{7}$
Xác định các chất và viết các phương trình hoá học để hoàn thành các sơ đồ phản ứng.
Câu II. (5,0 điểm)
1. X là quặng hematite đỏ chứa $64 \%$ Iron (III) oxide $\mathrm{Fe}_{2} \mathrm{O}_{3}$ về khối lượng (còn lại là các tạp chất không chứa nguyên tố Iron), Y là quặng magnetite chứa 92,8\% Iron (II,III) oxide $\mathrm{Fe}_{3} \mathrm{O}_{4}$ về khối lượng (còn lại là các tạp chất không chứa nguyên tố Iron). Trộn a tấn quặng $\mathrm{X}$ với b tấn quặng $\mathrm{Y}$ thu được 1 tấn hỗn hợp $\mathrm{Z}$. Tiến hành luyện gang toàn bộ $Z$, rồi sau đó tiến hành luyện thép thì thu được $420,42 \mathrm{~kg}$ thép chứa $0,1 \%$ khối lượng gồm carbon và các tạp chất không chứa Iron. Giả sử hiệu suất của toàn bộ quá trình đạt $75 \%$. Tính tỉ lệ $\mathrm{a}: \mathrm{b}$ ?
2. Cho 21,2 gam hỗn hợp E gồm Copper $\mathrm{Cu}$ và Iron (II, III) oxide $\mathrm{Fe}_{3} \mathrm{O}_{4}$ (với tỉ lệ mol tương ứng là $3: 1$ ) vào 125 gam dung dịch hydrochloric acid $\mathrm{HCl} 14,6 \%$. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn $\mathrm{X}$ và dung dịch $\mathrm{Y}$.
a. Tính khối lượng chất rắn $X$ ?
b. Tính nồng độ phần trăm các chất tan trong dung dịch $Y$ ?
3. Dung dịch $\mathrm{X}$ gồm $\mathrm{KOH} x M$ và $\mathrm{Ba}(\mathrm{OH})_{2} \mathrm{yM}$; dung dịch $\mathrm{Y}$ gồm $\mathrm{KOH}$ yM và $\mathrm{Ba}(\mathrm{OH})_{2} \mathrm{xM}$. Tiến hành 2 thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Hấp thụ hết 2,4790 lít khí $\mathrm{SO}_{2}$ (đkc) vào $300 \mathrm{~mL}$ dung dịch $\mathrm{X}$, thu được dung dịch $\mathrm{M}$ và 4,34 gam kết tủa.
– Thí nghiệm 2: Hấp thụ hết 2,9748 lít khí $\mathrm{SO}_{2}$ (đkc) vào $300 \mathrm{~mL}$ dung dịch $\mathrm{Y}$, thu được dung dịch $\mathrm{N}$ và 6,51 gam kết tủa.
Biết hai dung dịch $\mathrm{M}$ và $\mathrm{N}$ khi tác dụng với dung dịch $\mathrm{K}_{2} \mathrm{SO}_{4}$ đều tạo thành kết tủa trắng. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của $x$ và $y$ ?
Câu III. (4,0 điểm)
Chia hỗn hợp X gồm $\mathrm{Al}$ và kim loại $\mathrm{M}$ (có hoá trị không đổi) thành ba phần bằng nhau:
– Phần 1 cho vào dung dịch $\mathrm{NaOH}$ dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy thoát ra 1,4874 lít khí $\mathrm{H}_{2}$ (đkc) và còn lại một phần chất rắn không tan.
– Đốt cháy phần 2 trong $\mathrm{V}_{1}$ lít khí oxygen (đkc), thu được hỗn hợp rắn $\mathrm{Y}$ gồm 4 chất. Để hoà tan hoàn toàn $\mathrm{Y}$ cần dùng vừa đủ $200 \mathrm{~mL}$ dung dịch gồm $\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4} 0,3 \mathrm{M}$ và $\mathrm{HCl}$ 0,4M, thu được 0,9916 lít khí $\mathrm{H}_{2}$ (đkc) và dung dịch chỉ chứa 10,64 gam hỗn hợp các muối trung hoà.
a. Xác định kim loại $M$ và tính giá trị của $V_{1}$ ?
b. Cho phần 3 vào $\mathrm{V}_{2}$ lít dung dịch $\mathrm{CuSO}_{4} 0,5 \mathrm{M}$, khuấy đều, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,71 gam chất rắn. Tính giá trị của $\mathrm{V}_{2}$ ?
Câu IV. (2,0 điểm)
Retinol, còn được gọi là vitamin A1, là một loại vitamin được tìm thấy trong thực phẩm và có thể được sử dụng như một chất bổ sung trong chế độ ăn uống. Công thức cấu tạo của Retinol như sau:
a. Xác định công thức phân tử của Retinol.
b. Retinol thuộc loại hợp chất hữu cơ nào (hydrocarbon hay dẫn xuất của hydrocarbon)? Vì sao?
c. Hãy dự đoán 1 mol Retinol có thể cộng tối đa với bao nhiêu mol bromine $\mathrm{Br}_{2}$ trong $\mathrm{CCl}_{4}$ ? Vì sao?
Câu V. (3,0 điểm)
Trong phòng thí nghiệm, hydrocarbon $\mathrm{X}$ được điều chế theo thí nghiệm được mô tả như hình vẽ sau:
a. Viết công thức cấu tạo của $X$ ? Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra tại bình 1 .
b. Cho biết vai trò của bình 2 chứa dung dịch gồm $\mathrm{CuSO}_{4}$ và $\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}$.
c. Tại sao có thể thu được khí $\mathrm{X}$ bằng phương pháp đẩy nước?
d. Từ $X$ thực hiện các sơ đồ phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol các chất:
(1) $\mathrm{X}+\mathrm{A} \stackrel{\mathrm{xt}, \mathrm{t}^{\mathrm{o}}}{\longrightarrow} \mathrm{M}$
$(2) \mathrm{M}+\mathrm{B} \stackrel{\mathrm{xt}, \mathrm{t}^{\circ}}{\longrightarrow} \mathrm{N}$
(3) $\mathrm{nM} \stackrel{\mathrm{xt}, \mathrm{p}, \mathrm{t}^{\mathrm{o}}}{\longrightarrow}$ polyethylene (PE)
$(4) 2 \mathrm{X} \stackrel{\mathrm{xt}, \mathrm{t}^{\circ}}{\longrightarrow} \mathrm{P}$
$(5) \mathrm{P}+\mathrm{A} \stackrel{\mathrm{xt}, \mathrm{t}^{\mathrm{o}}}{\longrightarrow} \mathrm{Q}$
(6)nQ $\stackrel{\mathrm{xt}, \mathrm{p}, \mathrm{t}^{\circ}}{\longrightarrow}$ polybutadiene
(7) $2 \mathrm{~N} \stackrel{\mathrm{xt}, \mathrm{t}^{\mathrm{O}}}{\longrightarrow} \mathrm{Q}+2 \mathrm{~B}+\mathrm{A}$
$(8) \mathrm{R} \stackrel{\mathrm{xt}, \mathrm{t}^{\mathrm{o}}}{\longrightarrow} \mathrm{Q}+2 \mathrm{~A}$
Biết $\mathrm{M}, \mathrm{N}, \mathrm{P}, \mathrm{Q}, \mathrm{R}$ là các hợp chất hữu cơ; $\mathrm{A}, \mathrm{B}$ là các chất vô cơ. Dùng công thức cấu tạo để viết phượng trình hoá học của các sơ đồ phản ứng trên.
Câu VI. (1,0 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn $\mathrm{m}$ gam một hydrocarbon mạch hở $\mathrm{T}$, toàn bộ sản phẩm cháy được hấp thụ hết râo bình đựng nước vôi trong dư, sau phản ứng thu được 40 gam kết tủa trắng. Mặt khác, $\mathrm{m}$ gam $\mathrm{T}$ phản ứng tối đa với 64 gam $\mathrm{Br}_{2}$ trong dung dịch. Biết $13<\mathrm{d}_{\mathrm{T} / \mathrm{H}_{2}}<26$. Xác định công thức cấu tạo của $\mathrm{T}$ ?
Cho: $\mathrm{H}=1 ; \mathrm{C}=12 ; \mathrm{N}=14 ; \mathrm{O}=16 ; \mathrm{Na}=23 ; \mathrm{Mg}=24 ; \mathrm{Al}=27 ; \mathrm{S}=32 ; \mathrm{Cl}=35,5$;
$$
\mathrm{K}=39 ; \mathrm{Ca}=40 ; \mathrm{Fe}=56 ; \mathrm{Cu}=64 ; \mathrm{Zn}=65 ; \mathrm{Br}=80 ; \mathrm{Ag}=108 ; \mathrm{Ba}=137 \text {. }
$$
Các thể tich khí đều được đo ở điè̀u kiện chuẩn $\left(25^{\circ} \mathrm{C}, 1\right.$ bar). Ở điều kiện chuẩn (đkc), 1 mol chất khí có thể tich 24,79 lit.