Đề thi HSG Hóa 9 – Hưng Yên – Năm học 2021 – 2022
Đề thi HSG Hóa 9 – Hưng Yên – Năm học 2021 – 2022
Câu I (4,5 điểm).
1. Chỉ dùng thêm dung dịch phenolphtalein (với các điều kiện dụng cụ thí nghiệm có đủ), hãy trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch không màu đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn sau: $\mathrm{MgSO}_{4}, \mathrm{NaNO}_{3}, \mathrm{KOH}, \mathrm{BaCl}_{2}, \mathrm{Na}_{2} \mathrm{SO}_{4}$. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
2. Viết các phương trình hóa học thực hiện những chuyển đổi hóa học sau:
$$
\mathrm{S} \stackrel{(1)}{\longrightarrow} \mathrm{H}_{2} \mathrm{~S} \stackrel{(2)}{\longrightarrow} \mathrm{SO}_{2} \stackrel{(3)}{\longrightarrow} \mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4} \stackrel{\text { (4) }}{\longrightarrow} \mathrm{FeSO}_{4} \stackrel{\text { (5) }}{\longrightarrow} \mathrm{SO}_{2} \stackrel{\text { (6) }}{\longrightarrow} \mathrm{Na}_{2} \mathrm{SO}_{3}
$$
3. Trong phòng thí nghiệm, clo được điều chế bằng cách cho $\mathrm{MnO}_{2}, \mathrm{KMnO}_{4}, \mathrm{KClO}_{3}$ hoặc $\mathrm{K}_{2} \mathrm{Cr}_{2} \mathrm{O}_{7}$ tác dụng với dung dịch $\mathrm{HCl}$ đặc. Viết phương trình hóa học các phản ứng đó.
Câu II (3,0 điểm).
1. Thực hiện các thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Cho hỗn hợp $\mathrm{K}$ và $\mathrm{Zn}$ (tỉ lệ mol tương ứng 5:3) vào nước dư, ở nhiệt độ thường.
– Thí nghiệm 2: Cho hỗn hợp $\mathrm{Cu}$ và $\mathrm{NaNO}_{3}$ (tỉ lệ mol tương ứng là $1: 2$ ) vào một lượng dư dung dịch $\mathrm{HCl}$ loãng.
Khi các phản ứng kết thúc, thí nghiệm nào thu được chất rắn? Giải thích?
2. Đốt cháy hết một lượng cacbon trong oxi thu được hỗn hợp khí A. Cho A lội từ từ qua dung dịch $\mathrm{NaOH}$ dư thu được dung dịch $\mathrm{B}$ và khí $\mathrm{C}$. Cho khí $\mathrm{C}$ qua lượng dư hỗn hợp chứa $\mathrm{CuO}$ và $\mathrm{MgO}$ nung nóng thu được chất rắn $\mathrm{D}$ và chất khí $\mathrm{E}$. Cho khí $\mathrm{E}$ lội qua dung dịch $\mathrm{Ca}(\mathrm{OH})_{2}$ thu được kể ${ }^{\circ}$ : tủa $F$ và dung dịch $G$. Khi thêm dung dịch $\mathrm{KOH}$ dư vào dung dịch $\mathrm{G}$ hoặc đun nóng dung dịch $\mathrm{F}$ đều thấy xuất hiện kết tủa $\mathrm{F}$. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Hãy xác định thành phần các chất trong $\mathrm{A}, \mathrm{B}, \mathrm{C}, \mathrm{D}, \mathrm{E}, \mathrm{F}$ và $\mathrm{G}$. Viết các phương trình hóaơọc xảy ra.
Câu III (4,0 điểm).
1. Cho hỗn hợp $\mathrm{X}$ gồm 38,4 gam $\mathrm{Cu}$ và 46,4 gam bột $\mathrm{Fe}_{3} \mathrm{O}_{4}$ vào $600 \mathrm{ml}$ dung dịch $\mathrm{HCl} 2 \mathrm{M}$ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch $Y$ và a gam chất rắn không tan $\mathrm{Z}$. Lấy dung dịch $\mathrm{Y}$ cho tác dụng với dung dịch $\mathrm{AgNO}_{3}$ dư thu được $\mathbf{m}$ gam chất rắn.
Xác định giá trị của a và m.
2. $A$ là hốn hợp gồm muối cacbonat, muối hiđrocacbonat và muối clorua của cùng một kim loại kiềm R. Cho 21,855 gam A tác dụng hết với $\mathbf{V} \mathrm{ml}$ dung dịch $\mathrm{HCl} 10,95 \%(\mathrm{D}=1,2 \mathrm{~g} / \mathrm{ml})$ thu được dung dịch $\mathrm{B}$ và 4,48 lít khí (ở đktc). Chia dung dịch $\mathrm{B}$ thành 2 phần bằng nhau:
– Phần 1: Trung hòa vừa đủ với $125 \mathrm{ml}$ dung dịch $\mathrm{KOH}$ 0,4M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa thu được $\mathbf{m}$ gam muối khan.
– Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch $\mathrm{AgNO}_{3}$ dư thu được 34,44 gam kết tủa.
a. Xác định công thức và thành phần phần trăm khối lượng các muối trong $\mathrm{A}$.
b. Tính giá trị của $\mathbf{V}$ và $\mathbf{m}$.
Câu IV (4,0 điểm).
1. Hỗn hợp khí $\mathrm{X}$ gồm $\mathrm{N}_{2}$ và $\mathrm{H}_{2}$ có tỉ khối so với He bằng $\mathbf{1 , 8}$. Đun nóng $\mathrm{X}$ một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2.
a. Tính hiệu suất của phản ứng tổng hợp $\mathrm{NH}_{3}$.
b. Tính thành phần phần trăm theo thể tích mỗi khí trong Y.
2. Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ $X$ thu được sản phẩm cháy chỉ có $\mathrm{CO}_{2}$ và $\mathrm{H}_{2} \mathrm{O}$ theo tỉ lệ số mol tương ứng là $3: 4$ và cần số mol $\mathrm{O}_{2}$ gấp 1,5 lần số mol $\mathrm{CO}_{2}$ sinh ra. Biết rằng khi hóa hơi hoàn toàn 19,2 gam $\mathrm{X}$ thu được thể tích bằng thể tích của 5,12 gam $\mathrm{CH}_{4}$ (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).
a. Tìm công thức phân tử hợp chất hữu cơ $X$.
b. Viết công thức cấu tạo có thể có của $X$.
Câu V (4,5 điểm).
1. Cho $\mathrm{m}$ gam $\mathrm{Na}$ vào $500 \mathrm{ml}$ dung dịch $\mathrm{HCl} \mathrm{aM}$. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 14,56 lít khí $\mathrm{H}_{2}$ (đktc) và dung dịch $\mathrm{A}$. Cho dung dịch $\mathrm{A}$ vào $400 \mathrm{ml}$ dung dịch $\mathrm{AlCl}_{3} 0,6 \mathrm{M}$; phản ứng xong thu được 14,04 gam kết tủa và dung dịch $\mathrm{B}$.
a. Tính giá trị của $m$ và $a$.
b. Cho 1,568 lít $\mathrm{CO}_{2}$ (đktc) từ từ vào dung dịch $\mathrm{B}$. Tính khối lượng kết tủa thu được (nếu có)
2. Cho 8,6 gam hỗn hợp khí $M$ gồm metan, etilen, axetilen qua bình đựng dung dịch brom dư thấy có 48 gam brom đã phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 17,92 lít (đktc) hỗn hợp $M$, toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua bình đựng axit $\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}$ (đặc, dư) thấy khối lượng bình axit tăng 25,2 gam. Xác định thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp $\mathrm{M}$.