Đề thi HSG Hóa 9 – Ninh Thuận – Năm học 2021 – 2022

Đề thi HSG Hóa 9 – Ninh Thuận – Năm học 2021 – 2022

Câu 1.

1. Xác định lượng nước nguyên chất cần thêm vào 1 lít dung dịch $\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4} 98 \%(\mathrm{D}=1,84 \mathrm{gam} / \mathrm{ml}$ ) để được dung dịch mới có nồng độ $10 \%$

2. Có 3 muối $\mathbf{A}, \mathbf{B}, \mathbf{C}$ đều là muối của natri thỏa mãn điều kiện

– Trong 3 muối chỉ có muối A tạo kết tủa với dung dịch $\mathrm{Ba}\left(\mathrm{NO}_{3}\right)_{2}$

– Trong 3 muối chỉ có muối $\mathrm{B}$ và $\mathrm{C}$ tác dụng với dung dịch $\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}$ có sinh ra khí

– Cả 3 muối đều tác dụng với dung dịch $\mathrm{Ba}(\mathrm{OH})_{2}$ sinh ra kết tủa và $\mathrm{H}_{2} \mathrm{O}$

– Trong 3 muối chỉ có muối $\mathrm{C}$ làm nhạt màu dung dịch $\mathrm{KMnO}_{4}$ trong $\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}$

Xác định công thức $\mathbf{A}, \mathbf{B}, \mathbf{C}$ và viết các phương trình hóa học xảy ra phản ứng.

Câu 2.

1. Cho hỗn hợp $\mathrm{Mg}$ và $\mathrm{Fe}$ vào dung dịch chứa hỗn hợp muối $\mathrm{Cu}\left(\mathrm{NO}_{3}\right)_{2}$ và $\mathrm{AgNO}_{3}$. Phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn $\mathbf{A}$ gồm 3 kim loại và dung dịch $\mathbf{B}$ chứa 2 muối.

a) Trình bày phương pháp tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp $\mathbf{A}$

b) Viết phản ứng hóa học xảy ra?

2. Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam kim loại $\mathrm{Al}$ vào $400 \mathrm{ml}$ dung dịch $\mathrm{HCl} 3 \mathrm{M}$.Sau phản ứng thu được dung dịch $\mathbf{X}$. Cho $\mathbf{V}$ lít dung dịch $\mathrm{NaOH} 2 \mathrm{M}$ và dung dịch $\mathbf{X}$. Sau phản ứng thu được 11,7 gam kết tủa. Tính giá trị̂ nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của $\mathbf{V}$ ( biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)

Có thể bạn quan tâm  File word Đề thi vào Olympic Hóa chọn HSG Lớp 10 Cụm trường THPT Hà Nội – Năm học 2022 – 2023

Câu 3.

1. Cho hỗn hợp $\mathrm{Al}_{2} \mathrm{O}_{3}, \mathrm{Cu}, \mathrm{Fe}_{2} \mathrm{O}_{3}$ vào dung dịch $\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}$ loãng dư thu được dung dịch $\mathbf{X}$ và rắn $\mathbf{Y}$. Cho dung dịch $\mathrm{NaOH}$ tới dư vào dung dịch $\mathbf{X}$ thu được dung dịch $\mathbf{Z}$ và kết tủa $\mathbf{M}$. Nung kết tủa $\mathbf{M}$ ngoài kậ̂ng khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn $\mathbf{N}$. Cho khí $\mathrm{H}_{2}$ dư đi qua $\mathbf{N}$ nung nóng thu được rắn $\mathbf{P}$ Şục khí $\mathrm{CO}_{2}$ vào dung dịch $\mathbf{Z}$ thu được kết tủa $\mathbf{Q}$.

a) Xác định thành phần các chất trong $\mathbf{X}, \mathbf{Y}, \mathbf{Z}, \mathbf{M}, \mathbf{N}, \mathbf{P}, \mathbf{Q}$. ( biết các phản ứng xảy ra hoàn toản),

b) Viết các phương trình hóa học xảy ra?

2. Trộn V lít dung dịch $\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}$ 0,5M với 800ml dung dịch $\mathrm{NaOH}$ 0,5M, thu được dung dịch $\mathbf{X}$. Dung dịch $\mathbf{X}$ phản ứng tối đa với $200 \mathrm{ml}$ dung dịch $\mathrm{Ba}(\mathrm{OH})_{2} 1,5 \mathrm{M}$, thu được $\mathbf{m}$ gam kết tủa.

Viết phương trình phản ứng và tính giá trị $\mathbf{V}$ và $\mathbf{m}$ ?

Câu 4.

Hỗn hợp $\mathbf{A}$ gồm Fe, M, MO ( M là kim loại có hóa trị cao nhất là II). Lần lượt tiến hành 2 thí nghiệm

– Thí nghiệm 1: Dẫn luồng khí CO dư đi qua 57,6 gam A nung nóng để khử hoàn toàn thành oxit kim loại thu được hỗn hợp khí $\mathbf{B}$, rắn $\mathbf{C}$. Dẫn khí $\mathbf{B}$ qua dung dịch nước vôi trong thu được 12,0 gam kết tủa và dung dịch D. Cho dung dịch $\mathrm{NaOH} 1 \mathrm{M}$ vào dung dịch $\mathbf{D}$ để đạt kết tủa lớn nhất thì lượng dung dịch $\mathrm{NaOH}$ cần dùng ít nhất là 40,0ml. Hòa tan rắn $\mathbf{C}$ trong dung dịch $\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}$ loãng dư thì còn 32,0 gam chất rắn không tan. – Thí nghiệm thứ 2: Hòa tan 57,6 gam hỗn hợp $\mathbf{A}$ trong dung dịch $\mathrm{HCl}$, sau một thời gian thu được dung dịch $\mathbf{E}$, khí $\mathbf{G}$ và chất rắn $\mathbf{F}$ gồm 2 kim loại. Cho dung dịch $\mathbf{E}$ tác dụng với dung dịch $\mathrm{KOH}$ dư, Sau phản ứng hoàn toàn thu được 34,2 gam một kết tủa duy nhất. Hòa tan rắn $\mathbf{F}$ trong dung dịch $\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}$ đặc, nóng dư thu được 11,872 lít khí $\mathrm{SO}_{2}$ (đktc sản phẩm khử duy nhất)

Có thể bạn quan tâm  Đề thi HSG Hóa 9 Tỉnh Ninh Bình - Năm học 2021 - 2022

Xác định kim loại $\mathrm{M}$

Câu 5.

1. Viết phương trình hóa học biểu diễn chuỗi biến hóa sau ( Ghi rõ điều kiện phản ứng)

2. Đốt cháy hoàn toàn 17,6 gam chất hữu cơ $\mathbf{A}$ thu được 17,92 lít khí $\mathrm{CO}_{2}$ đo đktc và 14,4 gam $\mathrm{H}_{2} \mathrm{O}$

a) Xác định công thức đơn giản nhất của $\mathbf{A}$

b) Xác định công thức cấu tạo có thể có của $\mathbf{A}$, biết

– A là hợp chất hữu cơ đơn chức mạch hở

– A có khả năng phản ứng với dung dịch $\mathrm{KOH}$

– A không làm đổi màu quỳ tím

– tỉ khối của $\mathbf{A}$ đối với hidro là 44

 

admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *