Đề thi HSG Hóa 9 – Tiền Giang – Năm học 2021 – 2022

Đề thi HSG Hóa 9 – Tiền Giang – Năm học 2021 – 2022

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: $H=1 ; C=12 ; \mathrm{O}=16 ; \mathrm{Na}=23 ; \mathrm{Mg}=24 ; \mathrm{Ca}=40 ; \mathrm{s}=32 ; \mathrm{Cl}=35,5$; $F e=56 ; C u=64 ; Z n=65 ; B a=137$

Bài 1: (4,0 điểm)

1.1 Cho các đơn chất có công thức hóa học như sau: $\mathbf{H}, \mathbf{M}, \mathbf{X}_{2}$. Biết rằng:

– $\quad \mathbf{H}$ là kim loại được dùng làm cung cụ nhà bếp, trang trí nội thất,… Trong công nghiệp, $\mathbf{H}$ được điều chế từ quặng boxit

– $\quad$ M là kim loại màu đỏ, có khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện tốt; hợp kim của $\mathbf{M}$ được sử dụng làm lõi dây điện

– $\quad \mathbf{X}_{2}$ là chất khí màu vàng lục, được dùng để khử trùng nước sinh hoạt, tấy trắng vải sợi, bột giấy,…

a. Xác định $\mathbf{H}, \mathbf{M}$ và $\mathbf{X}_{2}$

b. Viết phương trình hóa học $(\mathrm{PTHH})$ của các phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:

– Đốt $\mathbf{H}, \mathbf{M}$ lần lượt trong khí $\mathbf{X}_{2}$

– Cho $\mathbf{H}, \mathbf{M}$ lần lượt tác dụng với dung dịch $\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}$ đặc, nóng.

– Cho $\mathbf{H}, \mathbf{X}_{2}$ lần lượt tác dụng với dung dịch $\mathrm{NaOH}$ loãng ở điều kiện thường

1.2. Cho dãy chuyển hóa sau:

Hãy viết PTHH của các phản ứng xảy ra theo dãy chuyển hóa trên (ghi rõ điều kiện phản ứng nếuẹó).

Biết hợp chất $\mathbf{A}, \mathbf{B}$, và $\mathbf{F}$ là các hidrocacbon, $\mathbf{F}$ là thành phần chính của khí thiên nhiên; $\mathbf{D}$ là thành phầịcủa giấm ăn

Bài 2: (4,0 điểm)

2.1. Tiến hành thí nghiệm theo mô hình sau:

a) Biết rằng: Chất $\mathbf{A}$ là đơn chất có màu vàng. Khí $\mathbf{Y}$ được đùng để sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp, làm chất tẩy trắng, chất

Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tụr khẳng định mình !

Hiểu đự̣c câu hỏi là đã tìm ra đự̣c một nửa đáp án

chống nấm mốc lương thực,… Xác định tên gỏi của các chất $\mathbf{A}, \mathbf{X}, \mathbf{Y}$ và viết $\mathrm{PTHH}$ của các phản ứng tạo thành chất $\mathbf{X}, \mathbf{Y}$ trong thí nghiệm trên

b) Cho dãy các chất: $\mathrm{CuO}, \mathrm{SiO}_{2}, \mathrm{KClO}_{3}$ (xúc tác $\mathrm{MnO}_{2}$ ), $\mathrm{KNO}_{3}, \mathrm{Na}_{2} \mathrm{SO}_{4}$. Liệt kê những hợp chất nào trong dãy khi nhiệt phân thì giải phóng khí X? Viết PTHH của các phản ứng xảy ra

c) Nêu hiện tượng và viết PTHH các phản ứng xảy ra khi cho khí Y tác dụng với lượng dư dung dịch $\mathbf{B}$, biết B lần lược là: $\mathrm{Ca}(\mathrm{OH})_{2}, \mathrm{KMnO}_{4}$.

Có thể bạn quan tâm  File word Đề thi vào 10 Chuyên Hóa Tỉnh Hải Dương – Năm học 2023 – 2024

2.2 Chỉ dùng nước cất và dung dịch Phenolphtalein, hãy trình bày phương pháp để nhận biết 4 chất rắn sau: $\mathrm{Na}_{2} \mathrm{O}, \mathrm{P}_{2} \mathrm{O}_{5}, \mathrm{MgO}, \mathrm{Al}_{2} \mathrm{O}_{3}$. Viết $\mathrm{PTHH}$ của các phản ứng xảy ra (nếu có).

Bài 3: (4,0 điểm)

3.1. Bằng kiến thức hóa học, hãy giải thích các cách làm trong thực tế sau và viết $\mathrm{PTHH}$ của các phản ứng xảy ra để minh họa (nếu có):

a) Kim loại Natri không được bảo quản trong lọ như các kim loại nhôm, kẽm, đồng,… mà phải ngâm chìm chúng trong dầu hỏa

b) Trong nông nghiệp, người nông dân thường bón vôi để cải thiện độ chua $(\mathrm{pH})$ của đất và cung cấp canxi cho cạy trồng nhưng tại sao người nông dân không nên trộn chung vôi với phân ure để bón?

3.2. Đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam thanh kim loại $\mathbf{X}$ (chỉ có hóa trị II) trong không khí, sau phản ứng thu được 6,0 gam oxit.

a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra và xác định $\mathbf{X}$.

b) Ngâm 3,6 gam thanh kim loại $\mathbf{X}$ trên vào trong 240 gam dung dịch $\mathrm{CuSO}_{4}$ 16\%. Sau một thời gian phản ứng, lấy kim loại $\mathbf{X}$ ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thì cân nặng 7,6 gam (giả thiết toàn bộ lượng kim loại tạo thành bám hết vào thanh kim loại $\mathbf{X}$ và lượng nước trong dung dịch thay đổi không đáng kể). Viết PTHH của phản ứng xảy ra và tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau phản ứng.

Bài 4: (4,0 điểm)

4.1. Một chất $\mathrm{M}$ có dạng $\mathrm{Na}_{2} \mathrm{CO}_{3} \cdot \mathrm{nH}_{2} \mathrm{O}$, trong đó oxi chiếm $72,73 \%$ theo khối lượng. Xác định công thức của $\mathrm{M}$.

4.2. Đại dịch Covid-19 đang còn diễn biến khá phức tạp, các biện pháp phòng, chống dịch vẫn đang được quan tâm và đẩy mạnh. Một trong những cách thức đơn giản để ngăn ngừa sự phát tán của virus $\mathrm{SARS}-\mathrm{CoV}-$ 2 là thường xuyên rửa tay khử khuẩn đúng cách. Một loại gel rửa tay thông dụng có thành phần chính là chất hữu cơ $\mathrm{X}$, chất này ở nồng độ thích hợp có tính sát khuẩn cao.

Oxi hóa hoàn toàn 1,38 gam $\mathbf{X}$ thu được hỗn hợp $\mathrm{Y}$ gồm $\mathrm{CO}_{2}$ và nước. Hấp thụ toàn bộ lượng $\mathbf{Y}$ vào dung dịch $\mathrm{Ba}(\mathrm{OH})_{2}$ dư, thu được 11,82 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 7,56 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Tỉ khối hơi của $\mathbf{X}$ đối với metan là 2,875.

Có thể bạn quan tâm  Đề thi vào 10 Chuyên Hóa Tỉnh Cao Bằng – Năm học 2020 – 2021

a. Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên $\mathbf{X}$, biết $\mathbf{X}$ tác dụng được với nati giải phóng khí hidro.

b. Trong $\mathrm{y}$ tế, dung dịch $\mathbf{X}$ cũng được dùng để sát trùng dụng cụ, xoa lên da bệnh nhân để sát trùng chỗ tiêm,… Dung dịch sát khuẩn thường dùng trong $\mathrm{y}$ tế là hỗn hợp của $\mathbf{X}$ và nước, trong đó $\mathbf{X}$ chiếm $70 \%$ thể tích (nghĩa là cứ $100 \mathrm{ml}$ dung dịch $\mathbf{X}$ có $70 \mathrm{ml}$ chất $\mathbf{X}$ nguyên chất)

Lấy $\mathrm{V}_{1} \mathrm{ml}$ dung dịch $\mathbf{X}$ (trong đó $\mathbf{X}$ chiếm $96 \%$ thể tích) pha với $\mathrm{V}_{2} \mathrm{ml}$ nước cất thu được $1800 \mathrm{ml}$ dung dịch $\mathbf{X}$ sử dụng sát khuẩn trong $\mathrm{y}$ tế nêu trên. Tính giá trị $\mathrm{V}_{1}, \mathrm{~V}_{2}$

c. Giải thích vì sao trong $\mathrm{y}$ tế, người ta không dùng dung dịch chứa $96 \%$ thể tích chất $\mathbf{X}$ để sát trùng chỗ tiêm

d. Từ tinh bột, các chất vô cơ, chất xúc tác và điều kiện cần thiết, hãy viết PTHH để điều chế chất X.

Bài 5: (4,0 điểm)

5.1. Glixerol là một rượu đa chức. Glixerol tác dụng được với natri tương tự rược etylic. Khác với rượu etylic, gixerol tác dụng được với $\mathrm{Cu}(\mathrm{OH})_{2}$ tạo dung dịch màu xanh lam đặc trưng theo PTHH sau:

$$
2 \mathrm{C}_{3} \mathrm{H}_{5}(\mathrm{OH})_{3}+\mathrm{Cu}(\mathrm{OH})_{2} \rightarrow\left[\mathrm{C}_{3} \mathrm{H}_{5}(\mathrm{OH})_{2} \mathrm{O}\right] \mathrm{Cu}+2 \mathrm{H}_{2} \mathrm{O}
$$

Hỗn hợp $\mathrm{X}$ gồm glixerol và axit axetic. Cho $\mathrm{m}$ gam tác dụng với $\mathrm{Na}$ dư, thu được 0,56 lít khí $\mathrm{H}_{2}$ (đktc). Mặt khác, $\mathrm{m}$ gam $\mathrm{X}$ tác dụng vừa đủ với 1,47 gam $\mathrm{Cu}(\mathrm{OH})_{2}$. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

a) Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.

b) Tính giá trị $\mathrm{m}$

5.2. Hỗn hợp $\mathrm{E}$ gồm $\mathrm{Fe}, \mathrm{Fe}_{2} \mathrm{O}_{3}$ và $\mathrm{Fe}_{3} \mathrm{O}_{4}$ (trong đó $\mathrm{Fe}$ chiếm $3 / 5$ tổng số mol hỗn hợp). Cho từ từ đến hết 240 $\mathrm{ml}$ dung dịch $\mathrm{HCl} \mathrm{aM}$ vào 13,64 gam hỗn hợp $\mathrm{E}$ (khuấy đều), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,84 gam kim loại, dung dịch $\mathrm{F}$ và $224 \mathrm{ml}$ khí $\mathrm{H}_{2}$ (đktc)

a) Viết $\mathrm{PTHH}$ của các phản ứng xảy ra

b) Tính giá trị a

c) Sục khí clo dư vào $\mathrm{F}$, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch G. Cô cạn dung dịch $\mathrm{G}$, thu được $\mathrm{m}$ gam chất rắn khan. Tính giá trị $\mathrm{m}$

admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *