Đề thi HSG Hóa 9 – Tỉnh An Giang – Năm học 2021 – 2022

Đề thi HSG Hóa 9 – Tỉnh An Giang – Năm học 2021 – 2022

Câu 1. (3,0 điểm)

Thổi khí $\mathrm{Cl}_{2}$ khô đi qua bột $\mathrm{Fe}$ (dư) đã được đun nóng thu được hỗn hợp chất rắn $(\mathrm{A})$ gồm một muối và một kim loại. Hỗn hợp (A) tan hoàn toàn trong nước được dung dịch $(\mathrm{B})$, cho dung dịch $\mathrm{KOH}$ dư vào dung dịch (B), thu lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn duy nhất màu đỏ nâu. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra?

Câu 2. (3,0 điểm)

Có những bazơ sau: $\mathrm{Fe}(\mathrm{OH})_{3} ; \mathrm{Ca}(\mathrm{OH})_{2} ; \mathrm{KOH} ; \mathrm{Mg}(\mathrm{OH})_{2}$. Hãy cho biết:

a. Những bazơ nào bị nhiệt phân huỷ?

b. Những bazơ nào tác dụng được với dung dịch $\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}$ ?

c. Những bazơ nào làm đổi màu dung dịch phenolphtalein từ không màu thành màu hồng?

Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra (nếu có)?

Câu 3. (6,0 điểm)

Hỗn hợp $(\mathrm{X})$ gồm $\mathrm{CuO}$ và $\mathrm{Fe}_{2} \mathrm{O}_{3}$. Hoà tan hoàn toàn 44 gam $(\mathrm{X})$ bằng dung dịch $\mathrm{HCl}(\mathrm{du})$, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 85,75 gam muối. Mặt khác, nếu khử hoàn toàn 22 gam (X) bằng $\mathrm{CO}$ (dư), sục hỗn hợp khí thu được sau phản ứng từ từ qua $500 \mathrm{ml}$ dung dịch $\mathrm{Ba}(\mathrm{OH})_{2} \mathrm{x}$ mol/1, thì thu được 49,25 gam kết tủa. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra và tính giá trị của $\mathrm{x}$ ?

Có thể bạn quan tâm  File word Đề thi vào 10 Chuyên Hóa Tỉnh Hà Giang – Năm học 2023 – 2024

Câu 4. (5,0 điểm)

Hỗn hợp $(\mathrm{M})$ gồm 2 kim loại $\mathrm{Mg}$ và $\mathrm{Zn}$; (Y) là dung dịch $\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}$ có nồng độ $\mathrm{C}$ mol/l; $(\mathrm{Z})$ là hỗn hợp gồm $\mathrm{Fe}_{3} \mathrm{O}_{4}$ và $\mathrm{Cu}$.

– Trường hợp 1: Cho 24,3 gam hỗn hợp $(\mathrm{M})$ vào 2 lít dung dịch $\mathrm{Y}$ sinh ra 8,96 lít khí $\mathrm{H}_{2}$.

– Trường hợp 2: Cho 24,3 gam hỗn hợp $(\mathrm{M})$ vào 3 lít dung dịch $\mathrm{Y}$ sinh ra 11,2 lít khí $\mathrm{H}_{2}$. (các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn)

a. Tính giá trị của $\mathrm{C}$ ?

b. Tính thành phần \% về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp M?

c. Tính khối lượng hỗn hợp $(\mathrm{Z})$ tối đa có thể hoà tan hoàn toàn trong 3 lít dung dịch $(\mathrm{Y})$ ?

Câu 5. (3,0 điểm)

Trộn $500 \mathrm{ml}$ dung dịch $\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}$ với $200 \mathrm{ml}$ dung dịch $\mathrm{Ba}(\mathrm{OH})_{2}$ có nồng độ 2 mol/1, thu được dung dịch (D) và $\mathrm{m}$ gam kết tủa. Biết $\frac{1}{2}$ dung dịch $(\mathrm{D})$ phản ứng vừa đủ với 0,39 gam $\mathrm{Al}(\mathrm{OH})_{3}$. Viết phương trî̀nh hoá học của các phản ứng xảy ra và tính giá trị của $\mathrm{m}$ ?

(Thí sinh được sủ dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học))

 

admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *