Đề thi HSG Hóa 9 – Tỉnh Cà Mau – Năm học 2021 – 2022
Đề thi HSG Hóa 9 – Tỉnh Cà Mau – Năm học 2021 – 2022
Câu I. (4,0 điểm)
1.Cho axit $\mathrm{HCl}$ dư tác dụng lần lượt với:
$$
\mathrm{Ca}\left(\mathrm{HSO}_{3}\right)_{2}, \mathrm{Fe}(\mathrm{OH})_{3}, \mathrm{MnO}, \mathrm{MnO}_{2}, \mathrm{KMnO}_{4}, \mathrm{KClO}_{3}, \mathrm{CaC}_{2}, \mathrm{KAlO}_{2} \text {. }
$$
Viết phương trình hóa học của các phản ứng xẩy ra.
2. Tìm các chất hữu cơ thích hợp , viết pthh (ghi điều kiện nếu có) để hoàn thành sơ đồ biến hóa sau:
$$
\mathrm{A} \stackrel{(1)}{\rightarrow} \mathrm{B} \stackrel{(2)}{\rightarrow} \mathrm{C} \stackrel{(3)}{\rightarrow} \mathrm{D} \stackrel{(4)}{\rightarrow} \mathrm{CH}_{3} \mathrm{COOH} \stackrel{(5)}{\rightarrow} \mathrm{CH}_{4} \stackrel{(6)}{\rightarrow} \mathrm{C}_{2} \mathrm{H}_{2} \stackrel{(7)}{\rightarrow} \mathrm{E} \stackrel{(8)}{\rightarrow} \mathrm{P} . \mathrm{V} . \mathrm{C}
$$
Biết A là tinh bột, P.V.C là poly(vinyl clorua).
Câu II. (4,0 điểm)
1.Một hỗn hợp khí gồm : $\mathrm{CH}_{4}, \mathrm{C}_{2} \mathrm{H}_{4}, \mathrm{C}_{2} \mathrm{H}_{2}$ và $\mathrm{CO}_{2}$. Hãy trình bày phương pháp tách riêng từng khí ra khỏi hỗn hợp trên. Viết phương trình hóa học của phản ứng đã dùng.
2.Có 6 lọ mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch không màu là :
$\mathrm{Ba}\left(\mathrm{HCO}_{3}\right)_{2}, \mathrm{Na}_{2} \mathrm{CO}_{3}, \mathrm{Na}_{2} \mathrm{SO}_{4}, \mathrm{NaHSO}_{3}, \mathrm{NaHSO}_{4}$.
Bằng phương pháp hóa học và không dung thêm hóa chất khác để làm thuốc thử, hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch trên. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Câu III. (4,5 điểm)
1. Hoà tan hoàn toàn 57,6 gam hỗn hợp $\mathrm{X}$ gồm $\mathrm{Fe}_{3} \mathrm{O}_{4}, \mathrm{Fe}_{2} \mathrm{O}_{3}, \mathrm{FeO}$ và $\mathrm{Fe}$ trong dung dịch $\mathrm{HCl}$ thì cần dùng 360 gam dung dịch $\mathrm{HCl}$ 18,25\% (vừa đủ). Sau phản ứng thu được $\mathrm{V}$ lít khí $\mathrm{H}_{2}$ và dung dịch $\mathrm{B}$. Cho toàn bộ $\mathrm{H}_{2}$ sinh ra tác dụng hết với $\mathrm{CuO}$ dư ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn gồm $\mathrm{Cu}$ và $\mathrm{CuO}$ có khối lượng nhỏ hơn khối lượng $\mathrm{CuO}$ ban đầu là 3,2 gam. Nếu cô cạn dung dịch $\mathrm{B}$ thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
2. Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hidrocacbon $(\mathrm{X})$ thuộc một trong ba công thức tổng quát sau: $\mathrm{C}_{\mathrm{n}} \mathrm{H}_{2 \mathrm{n}+2}$, $\mathrm{C}_{\mathrm{n}} \mathrm{H}_{2 \mathrm{n}}, \mathrm{C}_{\mathrm{n}} \mathrm{H}_{2 \mathrm{n}-2}$. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào $200 \mathrm{ml}$ dung dịch $\mathrm{Ca}(\mathrm{OH})_{2} 1 \mathrm{M}$ thu được kết tủa và dung dịch có khối lượng tăng thêm 6,8 gam so với ban đầu. Thêm tiếp vào dung dịch này một lượng $\mathrm{Ba}(\mathrm{OH})_{2}$ dư lại thu được kết tuả và tổng khối lượng kết tủa cả 2 lần là 39,7 gam. Hãy xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo mạch hở của hidrocacbon $(\mathrm{X})$.
Câu IV. (4,5 điểm)
1. Từ một loại tinh dầu người ta tách được hợp chất hữu cơ $\mathrm{A}$. Đốt cháy hoàn toàn 2,64 gam $\mathrm{A}$ cần vừa đủ 4,704 lit oxi (đktc) chỉ thu được $\mathrm{CO}_{2}$ và $\mathrm{H}_{2} \mathrm{O}$ với tỉ lệ khối lượng $\frac{\mathrm{m}_{\mathrm{CO}_{2}}}{\mathrm{~m}_{\mathrm{H}_{2} \mathrm{O}}}=\frac{11}{2}$. Xác định công thức phân tử của $\mathrm{A}$. Biết $\mathrm{M}_{\mathrm{A}}<150$.
Nơi chia sẻ tài liệu/tin tức liên quan về Hóa Học $\because \because:$ 2. Hòa tan 6,46 gam một hỗn hợp gồm hai kim loại $\mathrm{A}$ và $\mathrm{B}$ ( đều có hóa trị II) trong dung dịch $\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}$ loãng, dư. Sau khi kết thúc phản ứng người ta thu được 1,12 lit khí (đktc) và còn lại 3,3 gam chất rắn không tan. Lượng chất rắn không tan này tác dụng vừa đủ với $200 \mathrm{ml}$ dung dịch $\mathrm{AgNO}_{3} 0,5 \mathrm{M}$ thu được dung dịch $\mathrm{D}$ và kim loại $\mathrm{E}$. Lọc bỏ $\mathrm{E}$ rồi cô cạn dung dịch $\mathrm{D}$ thu được muối khan $\mathrm{F}$.
a. Xác định hai kim loại $\mathrm{A}$ và $\mathrm{B}$, biết rằng $\mathrm{A}$ đứng trước $\mathrm{B}$ trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.
b. Đem nung $\mathrm{F}$ một thời gian (phản ứng tạo ra oxit kim loại, khí $\mathrm{NO}_{2}$ và $\mathrm{O}_{2}$ ) người ta thu được 6,16 gam chất rắn $\mathrm{G}$ và hỗn hợp khí $\mathrm{H}$. Tính thể tích hỗn hợp khí $\mathrm{H}_{2}$ (đktc).
Câu V. (3 điểm)
Hòa tan 14,4 gam $\mathrm{Mg}$ vào 400ml dung dịch $\mathrm{HCl}$ chưa rõ nồng độ thì thu được $\mathrm{V}_{1}$ lít khí $\mathrm{H}_{2}$ và còn lại một phần chất rắn không tan. Lọc lấy phần chất rắn không tan, cho thêm 20 gam sắt vào chất rắn đó. Tất cả chất rắn cho vào $500 \mathrm{ml}$ dung dịch $\mathrm{HCl}$ với nồng độ như trên thấy thoát ra $\mathrm{V}_{2}$ lít khí $\mathrm{H}_{2}$ và còn 3,2 gam chất rắn không tan.
Tính $\mathrm{V}_{1}, \mathrm{~V}_{2}$. Biết các thể tích khí đều đo ở đktc.
Cho: $C=12 ; \mathrm{H}=1 ; \mathrm{O}=16 ; \mathrm{Mg}=24 ; \mathrm{Cu}=64 ; \mathrm{Fe}=56 ; \mathrm{Ag}=108$;
$C l=35,5 ; C a=40 ; B a=137 ; N=14 .$