Đề thi HSG Hóa 9 – Tỉnh Hà Giang – Năm học 2021 – 2022

Đề thi HSG Hóa 9 – Tỉnh Hà Giang – Năm học 2021 – 2022

Câu 1. (4,0 điểm)

1. Viết các phương trình hoá học theo chuỗi chuyển hoá sau (ghi rõ điều kiện nếu có)

$$
\mathrm{Al} \stackrel{(1)}{\longrightarrow} \mathrm{Al}_{2} \mathrm{O}_{3} \stackrel{(2)}{\longrightarrow} \mathrm{AlCl}_{3} \stackrel{(3)}{\longrightarrow} \mathrm{Al}(\mathrm{OH})_{3} \stackrel{(4)}{\longrightarrow} \mathrm{NaAlO}_{2}
$$

2. Nêu hiện tượng quan sát được khi tiến hành mỗi thí nghiệm sau và giải thích?

a, Nhúng thanh kim loại đồng vào dung dịch $\mathrm{AgNO}_{3}$.

b, Thả mẩu kim loại kali vào ống nghiệm có chứa dung dịch $\mathrm{Fe}_{2}\left(\mathrm{SO}_{4}\right)_{3}$

3. Đốt cháy hoàn toàn 5,4g một kim loại $\mathrm{M}$ (có hoá tri không đổi) trong khí oxi thu được 10,2 $\mathrm{g}$ chất rắn $\mathrm{X}$.

a, Xác định kim loại $M$

b, Hoà tan toàn bộ $\mathrm{X}$ trong dung dịch $\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}$ vùa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 66,6g tinh thể muối ngậm nước Y. Xác định công thức hóa học của $Y$.

Câu 2. (4,0 điểm)

1. Các khí X, Y, Z, T lần lượt được điều chế từ các thí nghiệm sau:

– Nhiệt phân $\mathrm{KMnO}_{4}$

– Nhỏ dung dịch $\mathrm{HCl}$ vào dung dịch $\mathrm{Na}_{2} \mathrm{CO}_{3}$.

– Cho $\mathrm{MnO}_{2}$ tác dụng với dung dịch $\mathrm{HCl}$ đặc đun nóng.

– Thả viên kẽm vào ống nghiệm chứa dung dịch $\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}$ loãng

a, Viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra của các thí nghiệm trên để xác định các khí X, Y, Z, T

b, Có bốn bình khí mất nhãn, riêng biệt chứa 4 khí vừa điều chế được. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các khí trên.

Có thể bạn quan tâm  File word Đề thi vào 10 Chuyên Hóa Tỉnh Hà Giang – Năm học 2023 – 2024

2. Đốt cháy hoàn toàn một phi kim $X$ trong bình chứa khí oxi dư. Khi phản ứng kết thúc thu được một oxit Y trong đó oxi chiếm 56,338\% về khối lượng. Xác định phi kim X và viết các phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá sau:

$$
\mathrm{X} \stackrel{+O_{2} d \mathrm{~d}, t^{\circ}}{\longrightarrow} \mathrm{Y} \stackrel{+\mathrm{H}_{2} \mathrm{O}}{\longrightarrow} \mathrm{Z}
$$

3. Để đốt cháy hoàn toàn 23,8 g hỗn hợp $\mathrm{X}(\mathrm{Cu}, \mathrm{Fe}, \mathrm{Al})$ cần vừa đủ 14,56 lít khí clo. Nếu hoà tan $0,25 \mathrm{~mol}$ hỗn hợp X trong dung dịch $\mathrm{HCl}$ dư thì có 4,48 lít khí thoát ra. Biết các thể tích khí đều đo ở đktc. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.

Câu 3. (4,0 điểm)

1. Hoà tan $\mathrm{Fe}_{3} \mathrm{O}_{4}$ bằng dung dịch $\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}$ (loãng, vừa đủ, không có không khí), thu được dung dịch $\mathrm{A}$; nếu thay dung dịch $\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}$ loãng bằng $\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}$ đặc, nóng thì thu được dung dịch $\mathrm{X}$ và có khí không màu mùi xốc thoát ra. Cho $\mathrm{Cu}$ dư vào dung dịch $\mathrm{A}$, thu được dung dịch $\mathrm{B}$. Thêm dung dịch $\mathrm{NaOH}$ (loãng dư, không có không khí) vào dung dịch $B$, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn $\mathrm{D}$. Dẫn khí $\mathrm{H}_{2}$ đi qua $\mathrm{D}$ nung nóng, viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra trong thí nghiệm trên.

2. Nung nóng $50,56 \mathrm{~g}$ hỗn hợp chất rắn gồm $\mathrm{FeCO}_{3}$ và $\mathrm{Fe}_{\mathrm{x}} \mathrm{O}_{\mathrm{y}}$ trong không khí tới khối lượng không đổi thu được khí $\mathrm{A}$ và 44,8 g một oxit sắt duy nhất. Cho khí $\mathrm{A}$ hấp thụ hoàn toàn vào $800 \mathrm{ml}$ dung dịch $\mathrm{Ca}(\mathrm{OH})_{2}$ $0,15 \mathrm{M}$ thu được $8,0 \mathrm{~g}$ kết tủa. Tìm công thức phân tử của $\mathrm{Fe}_{\mathrm{x}} \mathrm{O}_{\mathrm{y}}$ ?

Có thể bạn quan tâm  Đề thi HSG Hóa 9 – Tỉnh An Giang – Năm học 2021 – 2022

Câu 4. (4,0 điểm)

1. Cho thí nghiệm tiến hành như hình vẽ bên.

a, Viết các phương trình hóa học xảy ra trong thí nghiệm và cho biết khí $X, Y$ là khí gì?

b, Nếu thay bình nước brom dư bằng bình dung dịch $\mathrm{Ca}(\mathrm{OH})_{2}$ dư thì có hiện tượng gì xảy ra? Viết các phương trình hóa học minh hoạ.

2. Từ đất đèn và các hợp chất vô cơ cần thiết khác, hãy viết các phương trình hóa học để điều chế axit axetic.

3. Bằng kiến thức hoá học hãy nêu phương pháp để:

a, Làm sạch khí metan có lẫn khí etilen và axetilen

b, Làm sạch etilen có lẫn axetilen

Viết các phương trình hóa học xảy ra nếu có

Câu 5. (4,0 điểm)

1. Cho 2 hợp chất hữu cơ $X, Y$ chứa nguyên tố $\mathrm{C}, \mathrm{H}, \mathrm{O}$ và chỉ chứa các nhóm chức $-\mathrm{OH},-\mathrm{COOH}$. Biết $\mathrm{X}, \mathrm{Y}_{\circ}^{\circ}$ : có thể phản ứng được với nhau; $\mathrm{X}, \mathrm{Y}$ đều phản ứng được với $\mathrm{Na}$; dung dịch của $\mathrm{Y}$ làm quỳ tím hoá đỏ. Khối lượng mol phân tử của $X, Y$ lần lượt là 46 và 76. Xác định công thức hóa học của $X, Y$ và viết các phương trình hóa học xảy ra.

2. Cho 10,5 g hỗn hợp A gồm một rượu no đơn chức $\mathrm{C}_{\mathrm{n}} \mathrm{H}_{2 \mathrm{n}+1} \mathrm{OH}$ và một axit no hai chức $\mathrm{C}_{\mathrm{m}} \mathrm{H}_{2 \mathrm{~m}}(\mathrm{COOH})_{2}$ tác dụng với $\mathrm{Na}$ dư thu được 2,24 lít khí ở đktc. Để trung hoà hết lượng $\mathrm{A}$ trên cần vừa đủ $100 \mathrm{ml}$ dung dịch $\mathrm{NaOH} 1 \mathrm{M}$. Xác định công thức của rượu và axit có trong $\mathrm{A}$.

admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *